Theo Sách trắng Thương mại điện tử năm 2022 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương, thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD.
- Tạp chí ô tô nổi tiếng thế giới điểm lại chặng đường 'lớn nhanh như thổi' của VinFast
- Trung Quốc loay hoay trong bão giá pin xe điện
- CEO Sundar Pichai biện minh cho môi trường làm việc ngày càng khắt khe tại Google
- Bản cập nhật mới nhất của Windows 11 khiến card màn hình NVIDIA bị lỗi
- Apple, Google... chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam sẽ giúp hàng triệu người Việt trở nên giàu có hơn trong tương lai?
Nội dung Sách trắng được xây dựng từ kết quả điều tra gần 5.000 người tiêu dùng và khoảng 10.000 doanh nghiệp, cùng với số liệu tổng hợp từ một số tổ chức có uy tín trên thế giới.
Báo cáo chỉ ra năm 2021, thương mại điện tử của Việt Nam đã đạt mức 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng trong top 3 nước có tốc độ tăng trưởng bán lẻ online lớn nhất trong khu vực, chỉ sau Indonesia và Thái Lan.
So với năm 2015 (năm bắt đầu giai đoạn nở rộ thương mại điện tử tại Việt Nam), dự báo năm 2022 trị giá thương mại điện tử bán lẻ sẽ tăng gấp 4 lần, từ 4 tỷ USD lên hơn 16 tỷ USD. Dự báo, đến năm 2025, Việt Nam sẽ đạt mức 39 tỷ USD, đứng thứ 2 về tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á.
Theo Báo cáo, năm 2021, Việt Nam có 54,6 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến, tăng 10,75% so với năm 2020. Dự báo trong năm 2022, Việt Nam sẽ có khoảng 57 - 60 triệu người tiêu dùng mua sắm online.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Vào năm 2017, ước tính mỗi người Việt Nam bỏ ra 186 USD (tương đương với khoảng 4,4 triệu đồng) cho việc mua sắm online. Song, đến năm 2021, số tiền một người Việt Nam dùng để mua sắm online đã tăng lên mức 251 USD (gần 6 triệu đồng), tăng 35% so với năm 2017.
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Theo dự báo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, năm 2022, trung bình một người Việt Nam sẽ bỏ ra từ 260 - 285 USD (từ 6,1 - 6,7 triệu đồng) cho việc mua sắm trực tuyến.
Xét theo nhóm hàng hoá và dịch vụ, khảo sát của Bộ Công thương cho biết, trong năm 2021, nhóm hàng được mua nhiều nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm, với 69% người mua hàng trực tuyến.
Thiết bị đồ dùng gia đình và đồ công nghệ, điện từ là 2 mặt hàng được mua nhiều tiếp theo, với tỷ lệ lần lượt là 64% và 51% người mua sắm online. Sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng và thực phẩm cũng là những mặt hàng được quan tâm trong năm 2021.
Những loại hàng hóa, dịch vụ thường được mua trên mạng. Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Khảo sát giá trị hàng hóa mua sắm trực tuyến của một người trong năm cho thấy, đơn hàng dưới 2 triệu chiếm 25%, từ 2 - 5 triệu chiếm 32%, từ 5-10 triệu chiếm 19%, trên 10 triệu đồng chiếm 24%.
Ngoài ra, trong năm 2021, 73% người mua hàng online lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt khi nhận hàng. Chỉ có 37% tỷ lệ người dùng chọn hình thức thanh toán bằng ví điện tử, tăng 14% so với năm 2020.
Đáng chú ý, người tiêu dùng mua hàng trên website thương mại điện tử nước ngoài chiếm 43%. Lý do người tiêu dùng lựa chọn mua hàng của người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tự Việt Nam là giá cả rẻ hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, hàng hóa có thương hiệu nước ngoài, chỉ có thương nhân nước ngoài có bán mặt hàng đó…
Bên cạnh đó, Sách Trắng thương mại điện tử 2022 cũng cho thấy tiêu chí người tiêu dùng quan tâm khi mua sắm trực tuyến là uy tín của website, ứng dụng thương mại điện tử, giao hàng nhanh và linh hoạt theo lịch đặt của khách hàng, nhiều chương trình khuyến mãi, giá rẻ hơn so với mua tại cửa hàng…
Ngược lại, các trở ngại khi mua hàng trực tuyến đến từ hàng chất lượng kém so với quảng cáo, lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ, chi phí vận chuyển cao, chất lượng dịch vụ vận chuyển và giao nhận kém; dịch vụ chăm sóc khách hàng kém.
Lý do người dùng chưa mua sắm trực tuyến là do mua hàng tại cửa hàng thuận tiện hơn, khó kiểm định chất lượng hàng hóa, không tin tưởng đơn vị bán hàng, sợ lộ thông tin cá nhân, chưa có kinh nghiệm mua bán trên mạng…
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4