Trung Quốc chính thức khởi công công trình khiến thế giới ngỡ ngàng: Bê công nghệ ra biển phủ kín diện tích bằng 2.616 sân bóng, dự kiến tiết kiệm 680.000 tấn than và giảm 1,77 triệu tấn CO2 mỗi năm
Nhà máy quang điện ngoài khơi cảng Hải Tân, thuộc thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc đã chính thức được khởi công từ ngày 19/5.
- Tại sao các nhà khoa học tin rằng nền văn minh ngoài hành tinh sử dụng sóng điện từ 21cm?
- Bứt phá giới hạn: Xe điện Trung Quốc chinh phục 2.000km chỉ với một lần sạc - Bí ẩn công nghệ nào nằm sau?
- Xe điện Trung Quốc tràn tới Việt Nam, PGS Đại học Bách khoa: 'Vật cản' chính là 1 thứ VinFast đang có
- Công ty xe điện Trung Quốc dự kiến bàn giao ô tô bay trong năm 2026
- Khi ‘kẻ thù’ chung tay: Xe điện Cybertruck cung cấp năng lượng cho trạm xăng sau cơn lốc xoáy
Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) cho biết đây sẽ là một dấu mốc quan trọng trong việc tăng cường chuyển đổi xanh để đáp ứng các mục tiêu trung hoà carbon trước năm 2060.
Theo CNNC, đây là dự án trang trại năng lượng mặt trời ngoài khơi lớn nhất Trung Quốc với diện tích được phê duyệt là 1.868 ha, tương đương khoảng 2.616 sân bóng đá tiêu chuẩn. Dự án có tổng vốn đầu tư 9,88 tỷ nhân dân tệ (1,39 tỷ USD hay hơn 35,3 nghìn tỷ VNĐ). Với công suất 2 triệu kW, công trình này dự kiến sẽ giúp tiết kiệm khoảng 680.000 tấn than/năm và giảm 1,77 triệu tấn CO2/năm.
Dự án nằm trong khu vực biển ấm dành riêng cho Nhà máy điện Hạt nhân Tianwan. Một khu vực nước là nơi xả nước ấm của nhà máy điện hạt nhân và khu vực lân cận được chỉ định để xây nhà máy quang điện ngoài khơi.
Toàn bộ khu vực dự án quang điện được chia thành hai phần: ngoài khơi và trên bờ. Phần ngoài khơi bao gồm hơn 3,3 triệu mô-đun quang điện tạo thành 480 mảng. Phần trên bờ là nơi lưu trữ được đến 400 MW giờ điện.
Một công ty thuộc CNNC dự kiến sẽ quản lý nhà máy điện. Khu vực lưu trữ trên bờ đang trong giai đoạn cuối, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động trong cuối tháng 6.
Theo CNNC, dự án sẽ được hoà lưới điện quốc gia vào tháng 9 năm 2024 và công suất tối đa dự kiến sẽ được kết nối vào năm 2025.
Trong thời gian 25 năm hoạt động, dự án khổng lồ này dự kiến sẽ sản xuất bình quân 2,234 tỷ kWh điện/năm, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt hàng năm cho 230.000 người dân.
Lin Boqiang, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn, nói với Global Times hôm Chủ nhật rằng, dự án này đóng vai trò là một minh chứng quan trọng cho việc sản xuất điện mặt trời ngoài khơi. Lợi thế của dự án này là vị trí gần nơi có nhu cầu điện lớn.
Giám đốc Lin lưu ý: “Vì các khu vực ven biển phía đông nam nằm trong số những khu vực phát triển nhanh nhất của Trung Quốc với nhu cầu điện cao, tiềm năng cho các trang trại năng lượng mặt trời ngoài khơi vẫn còn rất lớn”.
Dự án quang điện mới, kết hợp với nhà máy hạt nhân, sẽ tạo thành cơ sở năng lượng toàn diện quy mô lớn với tổng công suất lắp đặt trên 10 GW. Đây sẽ là dự án tiên phong cho cơ sở năng lượng sạch tích hợp giữa quang điện và điện hạt nhân.
Tổng hợp CGTN, ECNS
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"