Trung Quốc đã giúp Elon Musk thành tỷ phú giàu nhất thế giới như thế nào?
Liệu Elon Musk có duy trì được ‘ngai vàng’ của mình trong làng tỷ phú nếu thiếu Trung Quốc?
- Trung Quốc vừa ra 1 quyết định nhỏ khiến ngành xe điện điêu đứng, có startup gần phá sản, hàng trăm kỹ sư ngồi không
- Thêm 2 mẫu xe điện mới đăng ký ở Việt Nam - sản phẩm 'anh em' với Volvo nhưng xuất xứ Trung Quốc, đối đầu trực tiếp VinFast VF e34
- Tham vọng 'khủng' của Trung Quốc: Nối liền mọi thành phố bằng đường sắt cao tốc trên cao, robot tự làm mọi thứ từ sơn đến đổ bê tông
- Hé lộ căn nhà Elon Musk ở suốt 3 năm qua, khác xa tưởng tượng của nhiều người
Phần lớn tài sản của Elon Musk, vị tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay nằm ở dạng cổ phiếu của Tesla, đế chế xe điện nổi tiếng toàn cầu.
Thế nhưng điều trớ trêu là sự thành công của Tesla hiện nay, hay nói chính xác hơn là khả năng duy trì hoạt động hiệu quả của đế chế này đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc.
Tờ Nikkei Asian Review cho hay gần 40% số nhà cung ứng nguyên liệu cho ắc quy dùng trong xe điện Tesla đến từ hãng Trung Quốc.
Cường quốc Châu Á cũng là nhà cung ứng nguyên liệu lớn nhất cho ắc quy Lithium dùng trong xe điện Tesla, chiếm khoảng 39% trong 61 hãng, qua đó cho thấy sự thống trị của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới ở mảng này.
Điều tra của tờ Nikkei kết hợp cùng hãng Fronteo-Nhật Bản, có sử dụng các hệ thống thuật toán và trí thông minh nhân tạo (AI) dựa trên các báo cáo tài chính và thông tin công khai của doanh nghiệp đã phát hiện khoảng 13.428 doanh nghiệp được cho là đang cung ứng cho Tesla ở giai đoạn 3 trong 5 cấp độ chuỗi cung ứng.
Trong số này, doanh nghiệp Trung Quốc chiếm đến 40% trên 42 công ty tham gia vào mảng “Luyện kim màu” (Nonferrous Smelting) không bao gồm luyện nhôm.
Ngoài ra, nước này cũng chiếm 33%, mức cao nhất trong số 102 nhà máy thuộc nhóm “Hóa học vô cơ” (Inorganic Chemistry) cung ứng cho Tesla.
Báo cáo điều tra trên chỉ rõ rằng Tesla đang phụ thuộc cực kỳ lớn vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.
Chí mạng
Theo Nikkei, Trung Quốc đang trở thành điểm yếu chí mạng của Tesla khi các doanh nghiệp cung ứng đóng vai trò quá to lớn trong việc hoàn thành nên một sản phẩm xe điện nhà Elon Musk.
Dựa trên thang điểm phụ thuộc (Chokepoint Score Index) của Fronteo, các doanh nghiệp Trung Quốc đã được đánh giá tỷ lệ quan trọng đối với chuỗi cung ứng của Tesla trên thang điểm 10, trong đó điểm càng cao thì sự phụ thuộc càng lớn.
Một số công ty cung ứng cực kỳ quan trọng như Ganfeng Lithium có mức điểm 6,8 khi là nhà cung ứng Lithium chủ chốt cho Tesla. Hãng Novoray chuyên cung ứng sản phẩm hóa học vô cơ có điểm 7,1 còn Zhejiang Huayou Cobalt có điểm 5,7 khi cung ứng Cobalt.
Cuộc điều tra cũng cho thấy những hãng như Novoray và Huayou Cobalt chịu ảnh hưởng khá lớn từ chính phủ Trung Quốc khi nhà nước sở hữu tương ứng 9% và 12% cổ phần của 2 doanh nghiệp này.
Không riêng gì Tesla, nhiều hãng xe hơi hiện cũng đang phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc.
Ví dụ như tỷ lệ cung ứng của Trung Quốc với GM chỉ thấp hơn Tesla có 4 điểm phần trăm, qua đó cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Tuy nhiên, tờ Nikkei nhận định sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc của Tesla cũng như nhiều doanh nghiệp Mỹ đem lại khá nhiều rủi ro.
Giám đốc Mari Yamamoto của Fronteo cho rằng sự phụ thuộc này sẽ gặp thách thức đứt gãy chuỗi cung ứng khi căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung lên cao, khiến doanh nghiệp Phương Tây khó mua hàng từ Trung Quốc hơn.
Đặc biệt các sản phẩm xe điện sẽ bị đình trệ sản xuất nếu thiếu nguồn cung ứng chủ chốt từ các hãng cung ứng, một tình cảnh cực kỳ đáng lo ngại cho các hãng ô tô như Tesla.
Dấu hiệu này càng trở nên rõ ràng hơn khi vào đầu tháng 8/2023, Trung Quốc đã đáp trả các lệnh cấm của Mỹ bằng quyết định siết chặt xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến Gallium và Germanium, vốn cực kỳ quan trọng trong mảng bán dẫn.
Cụ thể, Trung Quốc hiện đang là nhà cung ứng số 1 thế giới về 2 nguyên liệu trên và đã quyết định áp đặt giới hạn xuất khẩu lên 8 loại sản phẩm Gallium cùng 6 loại sản phẩm Germanium, qua đó yêu cầu các nhà xuất khẩu phải có giấy phép mới được bán ra nước ngoài.
Động thái được cho là trả đũa của chính quyền Bắc Kinh đáp trả quyết định giới hạn công nghệ của Mỹ với doanh nghiệp Trung Quốc đang khiến nhiều công ty lo lắng khi tình hình có thể leo thang, nhất là những đế chế phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới như Tesla.
Bỏ chạy?
Sự bất ổn địa chính trị đang khiến Elon Musk phải tính toán để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc dù đây là nước giúp giá cổ phiếu Tesla cũng như tài sản của ông tăng mạnh lên vị trí người giàu nhất thế giới.
“Nếu nhìn về tương lai thì điểm mấu chốt của ngành xe điện là khả năng cung ứng ắc quy Lithium”, Elon Musk phát biểu trong lễ khánh thành nhà máy Lithium của Tesla tại Texas-Mỹ vào tháng 5/2023.
Dự án trị giá 375 triệu USD của Elon Musk này dự kiến sẽ sản xuất 1 triệu ắc quy điện vào năm 2025.
Có một sự thật trớ trêu là Trung Quốc không phải nước nhiều dự trữ Lithium nhất thế giới nhưng lại là nhà sản xuất, tinh chế nguyên liệu này lớn nhất thế giới, chiếm 60% sản lượng Lithium tinh chế toàn cầu.
Hiện Chile đang là nước có trữ lượng Lithium nhiều nhất thế giới với 36% tổng số. Cả Chile và Australia đang sản xuất đến 80% nguyên liệu Lithium thô cho toàn cầu nhưng phần lớn chúng lại được thu mua chuyển về Trung Quốc.
Trước tình hình đó, Elon Musk đã phải có chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên sau 3 năm để gặp một số quan chức chính phủ địa phương, qua đó khẳng định các cam kết với thị trường Châu Á này trong khi vẫn tính toán chiến lược giảm phụ thuộc của mình.
Mặt khác, việc Trung Quốc thống trị mảng Lithium thông qua hoạt động thu mua các mỏ trên thế giới đã khiến Mỹ buộc phải đáp trả bằng Đạo luật chống lạm phát (IRA), qua đó yêu cầu các hãng xe điện phải mua nguyên liệu từ nhà máy trong nước nếu muốn được hưởng hỗ trợ tín dụng.
Rất rõ ràng, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng thách thức đế chế Elon Musk nói riêng và nền kinh tế Mỹ nói chung.
Thậm chí câu chuyện xe điện hiện nay đã không chỉ còn là chuyện ông chủ Tesla có giữ được ngôi vị giàu nhất thế giới nữa hay không mà là liệu Mỹ có chiến thắng trong cuộc đua công nghệ hiện nay hay không.
*Nguồn: Nikkei Asian Review
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"