Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không?

    zknight,  

    Một số chuyên gia lo ngại việc kiểm dịch đã được ban hành quá muộn, thậm chí có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn.

    Chỉ trong vòng vài tuần lễ, đợt bùng phát dịch viêm phổi cấp do virus corona mới ở Vũ Hán, Trung Quốc đã giết chết 170 người và lây nhiễm cho hơn 7.890 người tại 16 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, Trung Quốc đã ban hành một lệnh kiểm dịch lớn nhất trong lịch sử loài người – họ phong tỏa 16 thành phố, với tổng cộng gần 50 triệu dân.

    Nhưng liệu phong tỏa các thành phố có giúp ích gì vào giờ phút này hay không?

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 1.
    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 2.

    Bên trong thành phố Vũ Hán lúc này.

    Ý tưởng cách ly những người khỏe mạnh khỏi những người nhiễm bệnh không phải là mới. Ngay từ thời kinh Cựu Ước (trước Công Nguyên, khi Chúa Giê-su được sinh ra), các tài liệu cổ đã ghi lại những quy tắc cách ly người mắc bệnh phong khỏi cộng đồng.

    Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhiều đợt cách ly và phong tỏa các thành phố lớn cũng đã từng được thực hiện. Nhưng rồi chúng có hiệu quả và thành công hay không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Biện pháp cách ly kiểm dịch chính thức đầu tiên đã được thực hiện ở Venice, để kiềm chế bệnh dịch hạch.

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 3.

    Năm 1348, chính quyền thành phố Venice đã thành lập một hệ thống kiểm dịch chính thức đầu tiên trong lịch sử thế giới, nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh dịch hạch, gây ra "cái chết đen" lan rộng qua các cảng biển.

    Một hội đồng tại Venice khi đó đã được trao quyền quyết định chặn các tàu hàng và những người nhiễm bệnh tiếp cận vào thành phố trong vòng 40 ngày.

    Cũng trong khoảng thời gian này, Venice đã cho xây dựng một trung tâm cách ly trên một hòn đảo xa ở ngoài khơi, nơi những người nhiễm bệnh được gửi tới. Sau 40 ngày, nếu những người này không chết, họ sẽ được mang trở lại đất liền.

    Người Ý gọi khoảng thời gian 40 ngày là "quarantinario", là biến thể của từ "quaranta" tức là "số 40". Sau này, Tiếng Anh đã mượn nó thành từ "quarantine", nghĩa là "cách ly", "kiểm dịch". Thuật ngữ chính thức đã ra đời như vậy.

    Nhưng nỗ lực của thành phố Venice ở thế kỷ 14 cuối cùng cũng không ngăn chặn được dịch bệnh lây lan. Cái chết đen vẫn giết chết 15 triệu người – khoảng một phần năm dân số trên khắp Châu Âu khi đó.

    Vào năm 1793, một dịch sốt vàng da đã lan rộng khắp Philadelphia của Mỹ.

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 4.

    Ước tính, dịch bệnh đã giết chết 5.000 người. Ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, hàng ngàn người Mỹ đã buộc phải di dời, chính phủ đã cố gắng ngăn chặn dịch bệnh này bằng cách giam giữ các thủy thủ tại một bệnh viện bên ngoài thành phố.

    Đây là lần đầu tiên một bệnh viện kiểm dịch được thành lập ở Mỹ, tên của nó là "Lazaretto" mượn từ "Lazarus", tên của một người bệnh phong đã được Chúa Giê-su chữa lành trong Kinh thánh.

    Mặc dù vậy, nỗ lực cách ly của Philadelphia cũng không mấy thành công. Sốt vàng da vẫn lan truyền qua muỗi. Chỉ có thời tiết lạnh cuối cùng mới giúp dập tắt được dịch bệnh, khi muỗi không thể sinh sôi nảy nở.

    Năm 1832, một dịch tả tấn công vào thành phố New York.

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 5.

    Khi thị trưởng thành phố khi ấy là Walter Bowne nhận được tin truyền đến từ Albany, nói rằng dịch tả đang lan rộng ở Canada, ông đã ra lệnh phong tỏa để bảo vệ thành phố. Lệnh phong tỏa nói rằng không có một phương tiện nào được phép tiếp cận vào phạm vi 300 yard, tương đương 274 mét với đường biên giới của New York.

    Nhưng rồi nó cũng không chứng tỏ được sự hiệu quả để ngăn chặn dịch bệnh. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, dịch tả đã xâm nhập được vào thành phố, hơn 3.500 người đã chết. Mặc cho lệnh phong tỏa, vẫn có 70.000 người rời đi khỏi New York và truyền bệnh sang các vùng khác ở nước Mỹ.

    New York từng cách ly người nhập cư để kiềm chế dịch sốt phát ban.

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 6.

    Đó là năm 1892, khi một đợt dịch sốt phát ban bùng phát ở vùng Lower East Side thuộc Manhattan, trong cộng đồng những người nhập cư Do Thái gốc Nga. Sở Y tế thành phố khi đó đã bắt giữ hàng trăm người nhập cư, cách ly họ trong các lều bạt được dựng trên đảo North Brother ở Sông Đông.

    Nhưng những người dân New York mắc bệnh hoặc bị nghi mắc bệnh không bị cách ly trong điều kiện khắc nghiệt như vậy.

    Năm 1900, San Francisco cũng cách ly những người nhập cư Trung Quốc vì sợ họ mang theo bệnh dịch hạch.

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 7.

    Sau khi một người Trung Quốc nhập cư được tìm thấy đã chết trong tầng hầm của một khách sạn, chính quyền San Francisco đã tiến hành lệnh cách ly toàn bộ những người Trung Quốc ở đây. Nhà chức trách thậm chí còn căng một hàng rào thép gai xung quanh khu phố, giữ người nhập cư ở bên trong, chỉ cho phép người da trắng di tản ra ngoài.

    Lệnh kiểm dịch chỉ được dỡ bỏ sau vài ngày, nhưng một số lao động người Trung Quốc đã mất việc vì hậu quả của nó.

    Năm 1907, một nữ đầu bếp nhập cư bị thương hàn ở Mỹ đã bị buộc phải cách ly sau khi lan truyền bệnh của mình cho những người cô nấu ăn cho.

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 8.

    Mary Mallon là một người nhập cư gốc Ailen. Cô đã tới Mỹ và làm nghề đầu bếp. Bản thân Mallon từng nhiễm thương hàn trong quá khứ nên đã miễn dịch với căn bệnh này. Nhưng khi cô nấu ăn, những con vi khuẩn gây bệnh vẫn lây lan cho những người ăn thức ăn mà cô phục vụ.

    Chính quyền Mỹ khi đó đã bắt buộc Mallon phải ra đảo North Brother cách ly trong 3 năm. Sau khi hết hạn, cô nói với chính quyền rằng mình sẽ không bao giờ nấu ăn cho người khác nữa. Nhưng cuối cùng, Mallon lại thất hứa, cô bị đày ra đảo trở lại vào năm 1915, và bị cách ly 23 năm nữa cho tới khi qua đời.

    Đại dịch cúm năm 1918-1919 đã dẫn đến đợt phong tỏa kiểm dịch lớn nhất ở Mỹ và Châu Âu.

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 9.

    Đó là đại dịch cúm nghiêm trọng nhất từng xảy ra trong lịch sử, giết chết 50 triệu người trên toàn thế giới. Khoảng 675.000 người Mỹ đã chết trong thời kỳ khủng hoảng này, gần như mọi thành phố đều nỗ lực cách ly những người nhiễm bệnh, dừng mọi hoạt động giao thông công cộng, đóng cửa trường học và cấm người dân tụ tập ở nơi công cộng.

    Mặc dù các biện pháp mạnh mẽ này đã giúp dịch bệnh hạ nhiệt, ngăn chặn sự lây lan tạm thời, nhưng hàng triệu người vẫn chết và việc phong tỏa thành phố bị coi là một hành động khiến tình tình trở nên rối ren hơn.

    Năm 1944, Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Dịch vụ Y tế Công cộng, thiết lập những quy tắc kiểm dịch rõ ràng.

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 10.

    Đạo luật quy định thẩm quyền của chính phủ liên bang trong việc cách ly những công dân mắc bệnh truyền nhiễm. Theo đó, nhà chức trách sẽ được trao quyền cách ly những người mang bệnh truyền nhiễm từ nước ngoài về.

    Năm 1986, Cuba từng cách ly toàn bộ những bệnh nhân nhiễm HIV.

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 11.

    Sau khi tuyên bố HIV/AIDS đã trở thành tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, Cuba đã ban hành lệnh cách ly bắt buộc và vô thời hạn đối với những công dân của mình dương tính với HIV.

    Các bệnh nhân được dồn vào một trung tâm điều trị gọi là "sanitariums". Các trung tâm này giải thể vào năm 1993, sau khi bệnh nhân cuối cùng ở đó được trở về nhà.

    Năm 2003, SARS đã trở thành đại dịch đầu tiên của thế kỷ 21.

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 12.

    Cũng là một chủng virus corona gây viêm phổi cấp, SARS đã tạo ra một cơn hoảng loạn toàn cầu vào đầu thiên niên kỷ. Virus phát tán ở Trung Quốc và gây ra hàng trăm cái chết ở quốc gia này.

    Mặc dù phản ứng chậm trễ hơn so với đợt dịch ở Vũ Hán năm nay, chính quyền Trung Quốc cũng ra lệnh phong tỏa đi lại đối với thành phố Bắc Kinh, gây ảnh hưởng tới hàng ngàn người.

    Trong khi đó ở Canada, gần 100 người đã bị cách ly hoàn toàn, 30.000 người được lệnh không được ra khỏi nhà hoặc bệnh viện tại Toronto để theo dõi.

    Năm 2014, Trung Quốc cũng tiến hành cách ly kiểm dịch vì nghi ngờ bệnh dịch hạch.

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 13.

    Đó là thời điểm sau khi một người đàn ông độc thân được tìm thấy đã chết vì dịch hạch ở thành phố Yumen. Ngay lập tức 4 trung tâm kiểm dịch đã được thiết lập trong thành phố 30.000 người. 151 người từng tiếp xúc với người đàn ông đã bị cách ly.

    Thành phố Yumen khi đó cũng bị phong tỏa. Lệnh này kéo dài 2 ngày và được dỡ bỏ sau khi chính quyền thành phố không xác nhận thêm một ca mắc mới nào.

    Từ năm 2014-2016, nhiều quốc gia đã ban hành lệnh kiểm dịch để ngăn chặn sự lây lan của Ebola.

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 14.

    Vào tháng 3 năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo dịch Ebola bùng phát trên khắp Tây Phi. Đến tháng 7, virus đã lan sang 7 quốc gia khác khiến họ ban hành lệnh cách ly kiểm dịch.

    Khu phố West Point của Liberia được cho là nơi đầu tiên ban hành lệnh phong tỏa trong 21 ngày, bằng thời gian ủ bệnh của Ebola. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình ở đây cuối cùng đã khiến lệnh phong tỏa bị bãi bỏ sớm.

    Ở Sierra Leone, mọi người cũng đã được cách ly trong ba ngày và tại một số tiểu bang của Hoa Kỳ, các nhân viên chăm sóc sức khỏe đã tiếp xúc với bệnh nhân được yêu cầu cách ly 21 ngày .

    Vào năm 2016, tổng cộng 28.652 trường hợp mắc bệnh Ebola và 11.325 trường hợp tử vong đã được báo cáo trên toàn thế giới.

    Theo NPR, các bác sĩ của tổ chức không biên giới đã đưa ra một tuyên bố rằng: "Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc phong tỏa và kiểm dịch không giúp kiểm soát Ebola, vì cuối cùng, nó đã khiến mọi người mất niềm tin với các nhà cung cấp dịch vụ y tế".

    Đây là bản đồ các trạm cách ly kiểm dịch trên toàn nước Mỹ.

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 15.

    Hiện tại, trên toàn nước Mỹ có 20 trạm kiểm dịch và cách ly, đặt dưới quyền kiểm soát của Phòng Di cư và Kiểm dịch Toàn cầu.

    Các trạm này được đặt tại các cảng nhập cảnh vào Hoa Kỳ và hoạt động 24/7. Bất cứ hành khách nào đi qua đây bị nghi mắc bệnh truyền nhiễm cao sẽ được giữ lại, cùng với những người đã tiếp xúc với họ.

    Virus corona ở Vũ Hán, Trung Quốc đã dẫn đến lệnh cách ly kiểm dịch lớn nhất trong lịch sử loài người.

    Trung Quốc đã phong tỏa 16 thành phố với 46 triệu dân: Nhìn vào lịch sử để biết một biện pháp như vậy có hiệu quả hay không? - Ảnh 16.

     Tính tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã phong tỏa để cách ly 16 thành phố. Ước tính có khoảng 46 triệu người đang bị hạn chế đi lại.

    Vào ngày 23 tháng 1, nhà chức trách ở Vũ Hán đã đóng cửa các phương tiện giao thông công cộng của thành phố, bao gồm xe buýt, xe lửa, phà và sân bay. Các khu vực kiểm dịch đã được mở rộng ra 15 thành phố khác.

    Nhưng một số chuyên gia lo ngại việc kiểm dịch đã được ban hành quá muộn, hoặc thậm chí có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn. 

    Phong tỏa các thành phố sẽ hạn chế người dân tiếp cận được với nguồn thực phẩm, nhiên liệu, vật tư y tế. Thị trưởng Vũ Hán cũng cho biết có tới 5 triệu người đã rời khỏi thành phố trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực.

    "Có một câu hỏi cơ bản về tính hiệu quả ở đây", tiến sĩ Alexandra Phelan đến từ Trung tâm Khoa học và An ninh Sức khỏe Toàn cầu, Đại học Georgetown cho biết. "Cách ly hàng loạt thường được coi là biện pháp kém hiệu quả".

    Tham khảo Businessinsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ