Trung Quốc dồn lực đầu tư 30 tỷ USD trong đấu trường công nghệ chip xử lý với Mỹ
Một động thái bất ngờ nhưng cũng hùng hồn của Trung Quốc chứng tỏ vị thế và tiềm lực của mình.
Đối với Trung Quốc và đấu trường cạnh tranh trên khía cạnh sản xuất chip đang ngày càng cam go với Mỹ, họ đang dần chứng tỏ bản thân mình qua thành quả cụ thể hơn là lời nói sáo rỗng. Được biết, nền công nghiệp phát triển chip của Trung Quốc hiện đang nhận được sự đầu tư rất chu đáo từ Tsinghua Unigroup, với tổng số tiền lên đến 30 tỷ USD để giới thiệu những sản phẩm chip mới.
Thông tin trên nổi lên chỉ sau 2 tuần kể từ khi Mỹ buộc tội Trung Quốc có những động thái không đúng đắn trên thị trường sản xuất chip khi cố tình giảm giá thành của linh kiện chất bán dẫn. Sự việc nhiều tranh cãi này vốn đã được khởi xướng khi Tổng thống Obama vẫn còn đương nhiệm, và nay sẽ vẫn tiếp tục được thống nhất và giải quyết bởi Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo dự tính, nhà máy sản xuất tại Nam Kinh sẽ tập trung vào phân mảng ổ cứng 3D NAND và chip DRAM để cung ứng và kích cầu tiêu dùng cho thị trường lưu trữ dữ liệu và chất bán dẫn trên phạm vi rộng lớn. 10 tỷ USD sẽ được dùng cho giai đoạn đầu tư đầu tiên, góp phần ra lò 100.000 chip/tháng. Toàn bộ cơ sở làm việc sẽ trải dài hơn 6km vuông.
Bên cạnh quyết định đầu cơ cho nhà máy sản xuất chip, Tsinghua Unigroup còn dùng 4,3 tỷ USD để hiện thực hóa nên một đô thị quốc tế được xây dựng trên nền tảng kết nối vi mạch tích hợp (IC), trong đó bao gồm khuôn viên như công viên công nghệ khoa học, cơ sở giáo dục, thương mại và khu nhà ở-căn hộ.
Trước đó, cơ sở vật chất dành cho quy trình sản xuất chip của Trung Quốc vẫn chưa được đảm bảo đúng cách theo tiêu chuẩn tốt nhất, nên kế hoạch này chắc chắn sẽ góp phần bù đắp cho lỗ hổng đó trong công cuộc tự chủ độc lập ở lĩnh vực vi xử lý tích hợp trong các thiết bị công nghệ.
Các công ty như Intel, Samsung, TSMC và GlobalFoundries - cũng thường bỏ ra hàng tỷ USD để đầu tư - chắc chắn sẽ cảm thấy hơi bồn chồn. Họ cũng có các cơ sở nhà máy hiện đại ở Mỹ và luôn chăm chút cho thành quả nghiên cứu, phát triển của mình.
Mỹ và Trung Quốc cũng có những công ty công nghệ của riêng mình và thương xuyên cạnh tranh thị trường với nhau, khi mà Trung Quốc có những chính sách khiến cho sản phẩm của Mỹ khó bứt phá ở nội địa nước này. Hầu hết các công ty thiết bị đều đã trở thành đối tác hoặc liên doanh với Trung Quốc - trong đó chính phủ được quyền sở hữu một phần - thì mới có thể hoạt động ổn thỏa được.
Việc đảm bảo quyền lợi và luật liên quan đến quyền sở hữu chất xám cũng luôn được Mỹ suy xét kỹ lưỡng ở các đối thủ khác như Trung Quốc. Được biết, Trung Quốc hiện đang nắm trong tay siêu máy tính TaihuLight nhanh nhất thế giới, tận dụng cho nhiều lĩnh vực như phát triển vũ khí, dự báo kinh tế và nghiên cứu khoa học, có vai trò quan trọng đối với nhiều chiến lược đầu tư quốc gia. Mỹ trước đó cũng đã cấm mọi hoạt động xuất khẩu chip xử lý dành cho siêu máy tính sang Trung Quốc.
Năm 2014, Trung Quốc cho biết họ sẽ đầu tư 150 tỷ USD để tạo ra một nguồn cung chip xử lý dồi dào trong quá trình lên đến 10 năm liền. Mục đích cũng bắt nguồn từ việc họ muốn 70% thiết bị nội địa sẽ được tích hợp chính công nghệ của mình từ nay cho tới năm 2025, góp phần cổ vũ nền công nghiệp sản xuất linh kiện bán dẫn giá rẻ của họ.
Nhưng chính quyền Mỹ lại chỉ trích và cho rằng những linh kiện đó không đủ tiêu chuẩn chất lượng và có thể gây ảnh hưởng đến thiết bị nói chung, đồng thời làm sao nhãng các công ty của Mỹ khi họ bị cuốn vào vòng xoáy tràn ngập sản phẩm Trung Quốc đó mà bỏ qua phát triển những công nghệ chip tân tiến vượt trội hơn.
Dù sao thì ngay cả iPhone hay iPad cũng được lắp ráp ở Trung Quốc để giúp giảm giá thành sản phẩm cho người mua, và một số nhà máy Mỹ cũng chuyển tới đây để tận dụng nguồn lực giá rẻ cho công việc sản xuất.
Tham khảo: PCworld
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?