Đây là một trong những biện pháp mà "Liên đoàn Thanh niên toàn Trung Quốc" có thể áp dụng để cấm trẻ em thực hiện các cuộc livestream.
Nếu bạn ở Trung Quốc, dưới 18 tuổi, và muốn chơi một trong những tựa game di động phổ biến nhất thế giới - Honor of Kings (Liên quân Mobile), bạn sẽ phải vượt qua một bài test nhận diện khuôn mặt do AI thực hiện. Và chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ phải làm điều tương tự nếu muốn thực hiện livestream.
Thế nhưng, ý tưởng này lại không phải xuất phát từ các vị phụ huynh lo lắng về việc con em mình dành thời gian vô bổ cho mạng xã hội. Đây là là ý kiến được đưa ra trong một cuộc họp có sự góp mặt của các cơ quan, tổ chức có tiếng nói trong chính quyền Trung Quốc.
Nhận diện khuôn mặt chỉ là một đề xuất nhằm quản lý một trong những thói quen giết thời gian phổ biến nhất tại Trung Quốc. Tổ chức này kêu gọi một lệnh cấm hoàn toàn nhắm vào giới trẻ thực hiện livestream, cũng như sử dụng big data hoặc các đợt kiểm tra ngẫu nhiên để phát hiện ra hành vi của họ.
Hãng phát hành game lớn nhất Trung Quốc là Tencent từng giới thiệu công nghệ nhận diện khuôn mặt để xác thực danh tính của người chơi Honor of Kings, và để giới hạn thời gian chơi game của họ từ tháng 12 năm ngoái. Sau nhiều năm bị chỉ trích nặng nề, hệ thống này đã được thiết lập để ngăn giới trẻ tiêu tốn quá nhiều thời gian vào game - mà theo miêu tả của truyền thông Trung Quốc là "thuốc độc".
Livestream là một hoạt động cực kỳ phổ biến khác trong số giới trẻ Trung Quốc - khoảng 45% người dùng livestream tại nước này là học sinh. Độ phổ biến của livestream đã khiến nó nhận khá nhiều chỉ trích từ phía chính phủ, trong đó có một số lệnh cấm triệt để một số loại nội dung livestream nhất định.
"Tuổi teen, đặc biệt là tuổi vị thành niên, đang trong thời kỳ quan trọng phát triển các thói quen đạo đức. Khả năng phân biệt của họ chưa đủ mạnh và xem những loại live stream kia có thể khiến họ tin nhầm rằng loại hành vi này sẽ giúp họ nổi tiếng và kiếm được tiền - thậm chí họ sẽ sao chép nó. Điều đó mang lại tác động rất tiêu cực lên sự hình thành các giá trị của họ".Ý kiến trên được nêu bật trong cuộc họp.
Những lập luận này cũng phù hợp với những mối quan ngại toàn cầu liên quan việc làm sao để giúp an toàn cho trẻ em khi chúng tham gia các hoạt động trực tuyến. Vào cuối tháng 2 vừa qua, YouTube quyết định chặn các bình luận trên nhiều video có trẻ vị thành niên được đăng tải lên website vì lo ngại nạn xâm hại tình dục trẻ em. Ứng dụng video ngắn TikTok (thay cho Musical.ly) đã chi ra 5,7 triệu USD để dàn xếp các cáo buộc rằng đã vi phạm các luật riêng tư của trẻ em.
Trung Quốc cũng không tha thứ cho các vụ scandal. Năm ngoái, ứng dụng video ngắn Meipai đã cấm trẻ vị thành niên sau khi các học sinh tiểu học bị phát hiện đang phát sóng nội dung khoả thân trực tuyến. Nhiều nền tảng live stream Trung Quốc đã bị chỉ trích vì các nội dung không đứng đắn. Và đừng quên vụ việc một cô bé tuổi teen đã tiêu 73.000 USD từ tài khoản của mẹ mình để mua các món quà tặng các thần tượng đang live stream.
Ngoài ra, các nhà quản lý tại Trung Quốc cũng nêu rõ một số loại nội dung khác được xem là không phù hợp, bao gồm xuyên tạc lịnh sử và trào lưu làm mẹ tuổi teen.
Tham khảo: AbacusNews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín