Trung Quốc dùng AI 'hồi sinh' người đã khuất: Nghĩa trang tạo giọng nói hệt người quá cố, có khách chi gần 200 triệu đồng để gặp thân nhân
Đằng sau câu chuyện sử dụng AI “hồi sinh” người đã khuất để nói lời từ biệt.
- Các quốc gia chạy đua trong việc quản lý công cụ AI
- Các tập đoàn đua nhau ra mắt AI giúp tối ưu hóa quảng cáo, hình ảnh
- Microsoft: Cứ 10 người lao động Việt có 9 người muốn giao việc cho AI càng nhiều càng tốt, chỉ 50% sợ mất việc
- Trí tuệ nhân tạo, dừng lại hay bước tiếp?
- Trí tuệ nhân tạo khiến 10.000 nhân viên viễn thông ở Anh mất việc
Vào năm 2020, một kỹ sư phần mềm người Trung Quốc tên Yu Jialin tình cờ đọc được bài báo về công nghệ hát nhép, chuyên sử dụng chương trình máy tính được thiết lập sẵn để khớp chuyển động môi với bản ghi âm. Lúc này, trong đầu cậu thanh niên bỗng nảy ra suy nghĩ:
“Tôi có thể gặp lại ông nội bằng công nghệ này không?”, Yu Jialin tự hỏi.
Hành trình ‘hồi sinh’ ông nội của Yu được nhà báo Tang Yucheng của Sixth Tone ghi lại. Kết hợp nhiều loại công nghệ AI mới nổi, người dân quốc gia này đã xây dựng các chương trình đặc biệt, với hy vọng có thể trò chuyện với những người thân yêu đã khuất.
Yu may mắn có cơ hội nói lời cuối cùng với ông nhờ AI. Chàng kỹ sư phần mềm cho biết ông nội qua đời hồi anh 17 tuổi. “Mọi người trong gia đình đã cố gắng quên ông thay vì nhớ thương khôn nguôi”, Yu nói.
Gribot được thử nghiệm trong nhiều năm, phần lớn là các chương trình AI học cách bắt chước con người thông qua ảnh và clip kỷ vật. Chỉ với một vài dữ liệu nhỏ, chúng sẽ có thể tái tạo gần như chính xác cử chỉ, lời nói và suy nghĩ của người quá cố.
Lu, chuyên gia nghiên cứu tập trung vào AI, cho biết các hệ thống như ChatGPT đã học được cách nói hoặc viết rất tự nhiên.
“Bạn chỉ cần điều chỉnh hệ thống một chút để có được sự tương đồng 99%. Khác biệt chênh lệch là rất nhỏ”, Lu nói.
Để dạy mô hình AI biết ông nội là người như thế nào, Yu Jialin tham khảo các bức thư cũ từ bà nội. Anh cũng tìm lại những bức ảnh và video được quay cách đây hơn một thập kỷ và tìm đọc những tin nhắn văn bản ông nội gửi cho mình.
Tuy nhiên, ngay cả sau nhiều tuần thử nghiệm và đào tạo, công nghệ này vẫn còn một chặng đường dài phía trước để có thể tạo ra một bản sao hoàn chỉnh.
- Ông ơi. Đoán xem cháu là ai?
- Bạn là ai hoàn toàn không quan trọng. Cuộc sống là một phép màu.
Thế nhưng, ngay sau khi Yu cung cấp cho AI nhiều thông tin hơn về ông nội, nó bắt đầu thể hiện chính xác hơn thói quen cũng như sở thích của ông.
- Happy Teahouse ngừng phát sóng rồi ông ạ.
- Tiếc thật. Bộ phim ông muốn xem nhất không còn nữa rồi. Ông muốn xem thêm một vài tập nữa.
Khoảnh khắc đó, Yu cảm giác mình đã thành công. Anh vui mừng giới thiệu công nghệ này tới bà nội sau một thời gian điều chỉnh lại hệ thống. Bà lặng người nghe người chồng quá cố trả lời từng câu hỏi, sau đó cảm ơn cháu trai vì khơi gợi lại cho bà nhiều ký ức tốt đẹp.
Sue Morris, giám đốc dịch vụ mai táng tại Viện Ung thư Dana-Farber, Boston, cho rằng việc con người thay đổi cách tiếc thương người đã khuất là hoàn toàn tự nhiên.
Trước đây, vào những năm 1980, mọi người thường viết chuyện để tưởng nhớ người thân, song nay đã chuyển sang lưu giữ video và hình ảnh.
Theo Mary Frances O'Connor, giám đốc một phòng thí nghiệm tại Đại học Arizona, khi nhiếp ảnh trở nên phổ biến vào thế kỷ 19, một số người còn chụp ảnh với xác chết và treo chúng trong phòng khách để tưởng nhớ.
Ngày nay, trong thời đại kỹ thuật số, AI được tận dụng. Một blogger 24 tuổi ở Thượng Hải tên Wu Wuliu đã sử dụng AI và đào tạo một chatbot bắt chước người bà quá cố. “Dù còn nhiều hạn chế nhưng tôi vẫn cảm thấy rất vui khi được nhìn và trò chuyện với bà”, anh nói.
Trước đó, một nghĩa trang của Trung Quốc còn sử dụng phần mềm GPT và AI nhân bản giọng nói để “hồi sinh” những người từng được mai táng tại đây. Hàng ngàn người sử dụng công nghệ này với chi phí khoảng 7.300 USD (gần 200 triệu đồng) để ‘gặp lại’ người thân của mình.
Các phiên bản trước đây của Gripbot đã gây được nhiều tiếng vang. Một số công ty và dự án nghiên cứu ở Mỹ cũng cung cấp dịch vụ này, chẳng hạn như Replika - một ứng dụng AI xã hội.
Ở Canada, một người đàn ông tên Joshua Barbeau cũng “hồi sinh” bạn gái bằng Project December - một chương trình được xây dựng với tiền thân của GPT. Bạn gái của Barbeau qua đời 8 năm trước đó và việc nói chuyện với chatbot đã giúp anh chữa lành vết thương.
Bộ phim tài liệu Hàn Quốc ‘Meeting You’ thì kể về câu chuyện bà mẹ trẻ đoàn tụ với cô con gái 7 tuổi đã qua đời trong thế giới ảo. Người xem quan ngại rằng bộ phim dễ mang lại cảm xúc thao túng, dù người mẹ rất biết ơn trải nghiệm quý giá này.
Giáo sư Lu cho biết Gribot và các sản phẩm liên quan có thể đặt ra những tình huống khó xử nghiêm trọng về mặt đạo đức. Danh tính người đã mất cũng có thể bị nhiều kẻ lừa đảo lợi dụng.
HereAfter.AI là một công ty có trụ sở tại Mỹ, chuyên cung cấp các trải nghiệm giúp mọi người tải lên trực tuyến tính cách của mình. AI tìm hiểu họ thông qua hình ảnh, nhật ký âm thanh và bảng câu hỏi, từ đó tạo hình đại diện kỹ thuật số có thể nói chuyện với bạn bè và gia đình sau khi họ qua đời. Người sáng lập của nó, James Vlahos, cũng đã dành nhiều tháng thu thập ký ức và hồi tưởng cuộc sống của người cha mắc bệnh nan y.
Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn được “hồi sinh” theo cách như vậy. Thế hệ sau có thể sẽ gặp rắc rối lớn nếu sử dụng thông tin cá nhân một cách không an toàn.
“Một người qua đời không có nghĩa là người khác được phép tiết lộ thông tin riêng tư, ngay cả khi họ là những người thân trong gia đình”, giáo sư Lu nói.
Quay trở lại với chàng kỹ sư Yu. Anh sau đó đã quyết định xóa phần mềm trò chuyện với ông nội vì sợ mình bị phụ thuộc quá nhiều vào AI. “Những cảm xúc này có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến cách tôi sống và cống hiến”, Yu nói.
Theo: BI, Sixth Tone
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming