Microsoft: Cứ 10 người lao động Việt có 9 người muốn giao việc cho AI càng nhiều càng tốt, chỉ 50% sợ mất việc
Trong khi đó, 35% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam cho rằng Al sẽ mang lại giá trị tại nơi làm việc bằng cách tăng năng suất làm việc. Chỉ 16% lãnh đạo cho rằng AI sẽ thay thế nhân viên.
- Microsoft trình làng công cụ tìm kiếm Bing và trình duyệt Edge mới tích hợp AI
- Chi bộn tiền để tích hợp công nghệ AI của ChatGPT, Microsoft Edge vẫn đang là kẻ thua cuộc trước Safari
- Không chỉ AI, Microsoft còn nhiều quân bài khác để đấu với Google trên chiến trường tìm kiếm
- Tốn hơn 15 tỷ đồng mỗi ngày để vận hành ChatGPT, Microsoft bí mật tự làm chip AI để giảm chi phí
- Nếu Microsoft Bing có thể "hất cẳng" Google khỏi điện thoại Samsung, bất kỳ số tiền nào cũng xứng đáng
Dữ liệu cho thấy tốc độ công việc đã tăng nhanh hơn so với khả năng của con người và điều này đang ảnh hưởng đến sự đổi mới. Người lao động đều đang “mắc kẹt” với một khối lượng dữ liệu số khổng lồ. Những dữ liệu từ email, các cuộc họp và trò chuyện đã vượt quá khả năng xử lý của nhân viên.
Báo cáo của Microsoft chỉ ra, 76% đáp viên ở Việt Nam nói rằng họ không có đủ thời gian và năng lượng để hoàn thành công việc (tỉ lệ này trên toàn cầu là 64%) và họ có nhiều khả năng gặp khó khăn với sự đổi mới và tư duy chiến lược hơn 6,6 lần (tỉ lệ này trên toàn cầu là 3,5 lần). Có tới 79% người lao động Việt Nam đồng ý rằng họ không thể duy trì sự tập trung trong cả ngày làm việc, thấp hơn so với tỉ lệ này trên toàn cầu (68%).
Trong khi đó, 65% lãnh đạo người Việt Nam bày tỏ sự lo lắng về tình trạng thiếu sáng tạo và đổi mới trong công việc (tỉ lệ này trên toàn cầu là 60%). 63% người lao động Việt Nam cho rằng sự có mặt của họ trong các cuộc họp là cần thiết - vẫn cao hơn đáng kể so với tỉ lệ 35% trên toàn cầu.
Giữa bối cảnh ấy, công nghệ AI thế hệ tiếp theo được kỳ vọng sẽ giải phóng bớt gánh nặng công việc.
Trong khi 54% người lao động Việt Nam cho biết họ lo lắng Al sẽ thay thế vị trí công việc của họ thì có tới 90% mong muốn giao càng nhiều việc càng tốt cho Al để giảm bớt khối lượng công việc (tỷ lệ này trên toàn cầu lần lượt là 49% và 70%). Nói cách khác, cứ 10 người thì có 9 người lao động muốn giao việc cho AI để giảm bớt gánh nặng công việc.
Cứ 10 người lao động Việt Nam thì có 9 người cảm thấy thoải mái khi sử dụng Al không chỉ cho các công việc hành chính (94%) mà còn cho công việc phân tích (94%) và thậm chí cả các khía cạnh sáng tạo trong công việc của họ (91%).
Trong khi đó, 35% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam cho rằng Al sẽ mang lại giá trị tại nơi làm việc bằng cách tăng năng suất làm việc. Chỉ 16% lãnh đạo cho rằng AI sẽ thay thế nhân viên.
Đồng thời, 94% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam cho biết nhân viên của họ sẽ cần những kỹ năng mới để chuẩn bị cho sự phát triển của Al (tỷ lệ này trên toàn cầu là 82%). Với người lao động, 80% người được hỏi cũng cho biết họ hiện chưa có đủ năng lực phù hợp để hoàn thành công việc (tỷ lệ này trên toàn cầu là 60%).
Bà Nguyễn Quỳnh Trâm, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam, cho biết: “AI tạo ra một phương thức làm việc hoàn toàn mới, AI không chỉ là một công cụ, mà đã trở thành một trợ lý ảo của con người, giải phóng chúng ta khỏi gánh nặng từ dữ liệu số khổng lồ và thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo.
Khi bối cảnh công việc đã thay đổi cùng với sự phát triển của AI, con người cũng cần phải thay đổi. Các nhân viên đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương là những người rất lạc quan về việc ứng dụng AI trong công việc".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?