Trung Quốc dùng robot công nghiệp nhiều nhất thế giới
TTO - Kết thúc năm 2021, hơn 517.000 robot công nghiệp mới xuất hiện, nhiều hơn 31% so với năm 2020, nâng tổng nguồn cung toàn cầu lên mức kỷ lục 3,5 triệu robot. Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đang sử dụng nhiều nhất.
"Việc sử dụng người máy và tự động hóa đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc", Liên đoàn Người máy quốc tế (IFR) lưu ý trong báo cáo hằng năm của mình vào tháng 10.
Robot hình người vẫn còn là chuyện khoa học viễn tưởng
Trong trí tưởng tượng quá mức của các nhà văn và nhà làm phim khoa học viễn tưởng, robot hầu như luôn được mô tả là những công trình sáng tạo hình người có thể giúp đỡ, chăm sóc, quan hệ tình dục và khi chúng cảm thấy con người đặc biệt xấu xa, chúng sẽ kết liễu họ.
Tuy nhiên trên thực tế, robot hình người vẫn tệ trong việc tương tác với con người trong thế giới thực theo những cách khác nhau.
Robot đầu tiên được gọi là đèn giao thông (traffic light), được ra mắt gần tòa nhà Quốc hội ở London vào năm 1868.
Đầu tháng này, trong cái cách cường điệu quen thuộc của mình, tỉ phú Elon Musk tiết lộ robot hình người đầu tiên của Tesla, được gọi là Optimus. Robot hai chân này cao 173cm và nặng 73kg, có thể bắt chước con người.
Nhưng một số nhà chế tạo robot thất vọng trước chức năng của Optimus. Ở một số khía cạnh, Optimus thậm chí còn kém ấn tượng hơn so với robot Asimo của Honda, loại robot từng chơi bóng với cựu tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2014.
Tương tự, khi đang trình diễn trước một ủy ban của Hạ viện Anh hồi đầu tháng 10, robot hình người Ai-Da phải khởi động lại giữa chừng.
Theo tờ Financial Times, robot hình người có thể phủ sóng trên phương tiện truyền thông và khơi dậy trí tưởng tượng của công chúng, nhưng chúng sẽ khó có thể thay đổi nền kinh tế của chúng ta - hoặc thậm chí pha một tách trà ngon.
Robot công nghiệp tăng tốc
Ngược lại, năm 2021 chứng kiến sự gia tăng đột biến về số lượng robot công nghiệp và dịch vụ được lắp đặt trong các nhà máy, nhà kho và nơi làm việc trên khắp thế giới. Điều này chắc chắn sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Những người sử dụng robot công nghiệp nhiệt tình nhất được tìm thấy ở châu Á, chiếm 74% tổng số việc triển khai vào năm 2021.
Trung Quốc dẫn đầu lĩnh vực này với mức tăng 51%, tiếp theo là Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Anh là một ngoại lệ hiếm hoi khi ghi nhận mức giảm 7%, khiến quốc gia này tụt hậu xa so với các nền kinh tế tiên tiến khác.
Trong khi ngành công nghiệp xe hơi của Đức lắp đặt 1.500 robot trên 10.000 nhân viên, con số tương đương ở Anh chỉ là 824.
Sự gia tăng toàn cầu trong việc áp dụng robot đang được thúc đẩy do nhu cầu sản xuất các sản phẩm công nghệ cao hơn và nhỏ hơn; sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra và cùng với tình trạng thiếu lao động trên diện rộng.
"Chúng tôi đang ngồi trên một số bom hẹn giờ nhân khẩu học ở nhiều quốc gia", ông Patrick Schwarzkopf, thành viên ban điều hành IFR, cho biết: "Chúng tôi không có đủ nhân lực có thể làm mọi thứ bằng tay và cuộc cạnh tranh về việc sử dụng robot đang phát triển nhanh chóng".
Trong khi một số nhà kinh tế trước đây đã cảnh báo: Robot sẽ khai tử hàng loạt công việc của con người. Nhưng, hiện nay các nhà hoạch định chính sách nhận thấy nhu cầu cấp thiết phải tăng tốc tự động hóa, để lấp đầy khoảng trống còn lại trong lực lượng lao động.
Ngay cả với tỉ lệ dân nhập cư cao như hiện nay, lực lượng lao động mạnh với 45 triệu người của Đức dự kiến sẽ giảm từ 4 triệu đến 6 triệu người vào năm 2035.
Thay vì liên tục so sánh robot với con người, chúng ta nên khai thác khả năng bổ sung của chúng, như nhà robot học Cynthia Yeung gợi ý.
Cô Yeung giải thích: "Nỗi ám ảnh của chúng ta về những con robot hình người sao chép những gì con người đã làm thể hiện sự khẳng định về hình thức hơn là chức năng".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
CEO Xiaomi Lôi Quân thừa nhận ảnh nằm ngủ trên sàn nhà máy xe điện chỉ là dàn dựng
"Sống ảo" là vậy, nhưng thành tích ấn tượng mà Xiaomi đạt được lại hoàn toàn là thật.
Bkav sử dụng trái phép chứng chỉ quốc tế để quảng cáo cho phần mềm diệt virus