Trung Quốc hạ thủy du thuyền chạy điện lớn nhất thế giới, tái khẳng định ngôi vương trong ngành công nghiệp pin
Du thuyền chạy điện lớn nhất thế giới vừa thực hiện chuyến hải trình đầu tiên sau khi đi từ cảng Yichang thuộc tỉnh Hồ Bắc lên và trở về từ thượng nguồn sông Dương Tử, Trung Quốc.
Được trang bị bộ pin khổng lồ 7.500 kilowatt giờ từ Contemporary Amperex Technology Co. Ltd., nhà sản xuất pin số 1 thế giới dành cho xe điện, con tàu sẽ đi vào hoạt động thương mại từ tháng 4. Nó sẽ chủ yếu phục vụ du khách tham quan.
Với chiều dài 100m và rộng 16, tàu Yangtze River Three Gorges 1 có thể chở tới 1.300 hành khách. Nó có thể di chuyển khoảng 100km cho mỗi lần sạc, tương đương tiết kiệm 530 tấn nhiên liệu thông thường. Con tàu sẽ trở thành dấu mốc khởi đầu cho ngành công nghiệp phương tiện đường thủy chạy pin ở Trung Quốc. Người ta cũng sẽ xây dựng các trạm sạc dọc bờ sông để đáp ứng nhu cầu của các tàu chạy điện.
"Con tàu chạy rất êm, bạn có cảm giác như đang lướt đi trên mặt đất bằng phẳng", Cheng Lu, một hành khách trên tàu, nói với China Daily hôm thứ 30/3.
Chen Guohai, thuyền trưởng của con tàu, nói rằng toàn bộ hệ thống vận hành được điều khiển bằng máy tính và đó là điều khiến nó trở nên khác biệt hoàn toàn so với những con tàu khác.
"Trước đây, tôi phải dùng kinh nghiệm của mình để xác định xem con tàu gặp trục trặc ở đâu. Giờ đây, mọi thứ đều do máy tính giám sát. Việc tiêu thụ điện và độ bền của pin cũng được hệ thống so sánh với dữ liệu trước đó và có điều chỉnh hoàn toàn tự động", ông Chen nói.
Sự ra đời của Yangtze River Three Gorges 1 giúp Contemporary Amperex Technology Co. Ltd. (CATL) tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp pin toàn cầu. Doanh nghiệp này đã vươn lên thống trị ngành pin xe điện toàn cầu chỉ sau 10 năm hoạt động. Nó đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tự chủ nguồn cung công nghệ cao mà Trung Quốc theo đuổi.
Thành công của CATL cũng giúp cho nhà sáng lập, ông Robin Zeng trở thành một trong những người giàu nhất khu vực với tài sản khoảng 60 tỷ USD. Sự nhạy bén của nhà lãnh đạo được cho là chìa khóa đằng sau thành công của CATL, giúp nó vượt qua các đối thủ phương Tây trong ngành công nghiệp chủ chốt này.
Ông Zeng có kinh nghiệm 10 năm làm trong ngành pin và thành lập một công ty chuyên cung cấp pin lithium cho điện thoại di động, máy quay và các thiết bị điện tử cầm tay khác vào năm 1999. Công ty này được bán năm 2005 với giá 100 triệu USD cho tập đoàn điện tử TDK của Nhật Bản.
Vào năm 2009, khi Trung Quốc thúc đẩy phát triển xe điện bằng các khoản trợ cấp hào phóng, một nhóm các nhà đầu tư Trung Quốc do ông Zeng đứng đầu đã mua lại 85% cổ phần lĩnh vực kinh doanh ô tô điện của TDK. Họ phát triển nó thành công ty pin có tên Contemporary Amperex Technology Co Ltd (CATL) và cung cấp sản phẩm cho BMW.
Khi Trung Quốc thúc đẩy kế hoạch tăng cường khả năng sản xuất trong nước, ngành pin và xe điện được quy hoạch. Thị trường xe điện Trung Quốc bùng nổ và nhanh chóng vượt qua Mỹ vào năm 2015. Bên cạnh tiềm năng của thị trường, các cơ chế ưu đãi, trợ cấp cũng góp phần quan trọng đưa CATL trở thành công ty pin lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng yêu cầu các nhà sản xuất xe điện phải sử dụng pin của CATL để lắp cho các phương tiện hoạt động tại Trung Quốc.
Không dừng lại ở đó, việc lấn sân sang lĩnh vực giao thông đường thủy mở ra một tiềm năng to lớn hơn cho CATL mà tàu Yangtze River Three Gorges 1 là điển hình.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung, Intel, Qualcomm tại hội thảo Innovate Viet Nam 2024: Nâng cao tinh thần đổi mới sáng tạo, AI vẫn là điểm nhấn cả chương trình
Nhiều tên tuổi lớn trong làng công nghệ thế giới vừa chia sẻ những thông tin quý báu về sự phát triển của công nghệ hiện tại và tương lai tại Việt Nam.
Năm 2024 rồi, nếu chưa sở hữu 148 con chip thì bạn đang nghèo hơn phần lớn dân số thế giới đấy