Trung Quốc: Hệ thống AI quét khuôn mặt cho phép phát hiện sớm 100 rối loạn di truyền ở trẻ nhỏ
Chẩn đoán và phát hiện sớm là một trong những ứng dụng trí tuệ nhân tạo được coi trọng nhất ở Trung Quốc.
Tại Thượng Hải, Trung Quốc, các nhà khoa học nước này vừa triển khai thử nghiệm một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), cho phép sàng lọc những rối loạn di truyền trên trẻ sơ sinh chỉ bằng ảnh quét khuôn mặt.
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Trẻ em Thượng Hải và Trung tâm Nhi khoa Thượng Hải cho biết, công cụ hỗ trợ chẩn đoán mới mà họ mô tả là công cụ đầu tiên thuộc loại này. Nó được thiết kế để phát hiện hơn 100 rối loạn với các đặc điểm trên khuôn mặt, bao gồm hội chứng Cornelia de Lange (CdLS) và hội chứng Down.
Ví dụ, đặc điểm khuôn mặt nổi bật của trẻ em mắc CdLS là lông mày mỏng, hai bên lông mày thường kéo dài, gặp nhau ở ấn đường, lông mi dài, mũi hếch ngắn, môi mỏng và trễ xuống, tai thấp và vòm miệng cao hoặc vòm miệng hở.
Trẻ em mắc hội chứng Down có thể sở hữu khuôn mặt phẳng, có những đốm trắng nhỏ ở phần mắt, lưỡi lè ra khỏi miệng và mắt có hình quả hạnh hoặc có hình dạng không đặc trưng trong nhóm dân số.
Được hỗ trợ bởi thuật toán học sâu, công cụ mới sẽ được sử dụng để chẩn đoán các hồ sơ y tế được lưu trữ, cũng như các hồ sơ y tế mới nhằm phát hiện các trường hợp mắc rối loạn di truyền bẩm sinh.
Ngay vào lúc này, phần mềm đang được triển khai thử nghiệm tại Thượng Hải. Nó đã cho phép các bác sĩ nhi khoa tải lên và gửi hình ảnh hoặc video chụp bệnh nhân để sàng lọc các rối loạn mà họ cảm thấy nghi ngờ.
Tại thời điểm thử nghiệm, AI chỉ được dùng cho những sàng lọc ban đầu, giúp giảm thiểu và tránh chẩn đoán sai hoặc bỏ sót trẻ sơ sinh mắc bệnh. Hệ thống trí tuệ nhân tạo này chưa được dùng để thay thế hoàn toàn công việc của các bác sĩ.
Trung Quốc thử nghiệm hệ thống AI chẩn đoán bệnh nhờ chức năng quét khuôn mặt
Chẩn đoán và phát hiện sớm là một trong những ứng dụng trí tuệ nhân tạo được coi trọng nhất ở Trung Quốc. Là quốc gia đông dân nhất và cũng là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc phải đối mặt với sự thiếu hụt tài nguyên và nguồn lực y tế. Kết quả, luôn có những hàng dài bệnh nhân phải chờ đợi và các bệnh viện lớn luôn rơi vào tình trạng quá tải.
Trước đây, trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng tại Trung Quốc để dự đoán dịch cúm, kiểm tra các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính và chẩn đoán các trường hợp ung thư.
Ứng dụng AI và nhận diện khuôn mặt để chẩn đoán bệnh lý di truyền cho trẻ nhỏ được triển khai tại Trung Quốc, trong bối cảnh chính quyền của tổng thống Donald Trump bổ sung thêm 8 công ty, bao gồm cả những ông trùm AI của Trung Quốc là SenseTime Group và Megvii Technology, vào danh sách đen của Washington.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào chăm sóc sức khỏe đang trở thành một làn sóng trỗi dậy ở Trung Quốc. Vào tháng 7 năm nay, tập đoàn bảo hiểm Ping An của Trung Quốc đã cho ra mắt AskBob, một công cụ hỗ trợ quyết định y tế dựa trên AI, có thể đưa ra các khuyến nghị chẩn đoán và điều trị chính xác cho hơn 1.500 bệnh.
Công cụ này ban đầu được giới thiệu tại Singapore thông qua sự hợp tác với SingHealth và Đại học Quốc gia Health System.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ hy vọng các công nghệ AI sẽ tận dụng được lượng lớn dữ liệu y tế thu thập từ bệnh nhân mỗi ngày, để cải tiến và cách mạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
AI được hi vọng sẽ tạo ra nhiều giá trị trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm phát hiện bệnh sớm, xác định các quan sát hoặc mô hình mới về sinh lý con người và phát triển các phương pháp trị liệu cá nhân hóa.
Tham khảo Scmp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời