[Vietsub] Cậu bé 13 tuổi phát minh ra công cụ trí tuệ nhân tạo giúp điều trị ung thư tụy
Hàng triệu tế bào khỏe mạnh của bệnh nhân sẽ được bảo tồn, hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống của họ cũng được cải thiện.
Tỷ lệ sống sót qua 5 năm sau khi nhận chẩn đoán ung thư tuyến tụy cực kỳ thấp, chỉ khoảng 9%. Những bệnh nhân có thể sống sót qua 10 năm còn thấp hơn nữa, khoảng 1%. Điều đáng nói là ở chỗ suốt 40 năm trở lại đây, những con số ảm đạm này vẫn không được cải thiện đáng kể.
Rishab Jain, một học sinh trung học cơ sở ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ đang muốn thay đổi điều đó. Và nếu bạn tự hỏi một cậu bé mới 13 tuổi có thể làm được gì, thì đây là câu trả lời của cậu.
Jain đã chiến thắng một giải thưởng 25.000 USD từ Discovery Education 3M Young Scientist Challenge, trao cho phát minh trí tuệ nhân tạo PCDLS Net, giúp cải thiện việc theo dõi tuyến tụy trong quá trình xạ trị ung thư.
Công cụ này cho phép xác định vị trí tuyến tụy trên phim chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ, giúp các bác sĩ nhắm mục tiêu chính xác hơn vào vị trí các khối u ẩn nấp. Từ đó, hàng triệu tế bào khỏe mạnh của bệnh nhân có thể được bảo tồn, hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống của họ cũng được cải thiện.
Dưới đây là câu chuyện của Rishab Jain, cậu bé lớp tám muốn trở thành một kỹ sư y sinh và một bác sĩ phẫu thuật trong tương lai:
Cậu bé 13 tuổi phát minh ra công cụ trí tuệ nhân tạo giúp điều trị ung thư tụy
Tham khảo Businessinsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI