Trung Quốc: Hệ thống "chống cúp học" bằng AI và nhận diện khuôn mặt cho kết quả khả quan
Đại học Hàng Châu cho hay, mục đích cuối cùng là tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em lại trốn học và đưa ra giải pháp phù hợp.
Với những cơ sở giáo dục tốn quá nhiều nhân lực để kiểm soát số lượng người theo học, hệ thống quản lý sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) của Trung Quốc sẽ là ví dụ đáng học hỏi.
Một trường Đại học ở Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, đã ra mắt hệ thống kiểm soát lớp học "high-tech": Sinh viên phải đăng kí mã điểm danh qua ứng dụng smartphone, hệ thống sẽ tự động nhận diện những người vắng mặt hoặc đến muộn nhờ sự hỗ trợ của Ai và nhận diện khuôn mặt. Những sinh viên thường xuyên đi muộn sẽ nhận được cảnh báo đánh trượt:
"Xin chào, đây là giọng nói của trợ lý AI của Đại học Điện tử Hàng Châu. Hôm nay bạn đã vắng mặt và tôi phải nhắc nhở bạn về điều đó."
Mọi phản hồi của sinh viên sẽ được ghi lại và đưa vào dữ liệu tổng, sau đó được nhân viên nhà trường hẹn gặp riêng để tìm hiểu lý do khiến các em bùng học.
Hiện tại, hơn 50% lớp học ở Đại học Hàng Châu đã ứng dụng hệ thống giám sát mới.
"Trước đây, giảng viên phải mất 7 - 8 phút để điểm danh, nhưng giờ chỉ khoảng 15 giây thôi", một nhân viên quản lý tại văn phòng sinh viên Đại học Hàng Châu nói với tờ Thanh niên Thượng Hải.
Kết quả ban đầu rất khả quan: Tỷ lệ đi học đầy đủ của sinh viên đã tăng 7% trong 2 tuần sau khi ứng dụng hệ thống quản lý mới, điều mà cách quản lý cũ không thể làm được trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, theo dõi sinh viên vắng mặt không phải mục đích chính - dự án hướng tới việc giải quyết những vấn đề tế nhị khiến sinh viên cúp học. Nhờ cơ sở dữ liệu sẵn có đã được phân loại, ban giám hiệu sẽ sát sao hơn trong việc quan tâm đến tâm sinh lý của sinh viên.
Sự đổi mới giáo dục này xuất hiện trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nỗ lực đưa AI vào mọi lĩnh vực, từ xử phạt người đi bộ và tiết kiệm giấy vệ sinh đến các ứng dụng thương mại lớn hơn như xe tự lái, robot y tế phát hiện ung thư và bệnh truyền nhiễm.
Trung Quốc đang đặt mục tiêu tạo ra một ngành công nghiệp AI trong nước trị giá 1000 tỷ tệ (tương đương 147 tỷ USD) và trở thành một cường quốc AI toàn cầu vào năm 2030.
Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về số lượng hồ sơ bằng sáng chế trong AI kể từ năm 2014, tiếp theo là Mỹ, theo tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Hai quốc gia này là nơi có phần lớn các startup AI nổi tiếng, chiếm 10 trong số 11 kỳ lân AI hàng đầu - các công ty tư nhân có mức định giá từ 1 tỷ USD trở lên - theo báo cáo của CB Insights.
Theo SCMP
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập