Trung Quốc lẫn Huawei sẽ không vui với tin này: Nhật Bản phát hiện mỏ đất hiếm đủ sức cung cấp cho cả thế giới hàng thế kỷ
Trước đó vào năm 2010, Trung Quốc cũng đã giới hạn số đất hiếm được xuất khẩu sang các nước, qua đó đẩy giá loại khoáng sản này lên 10% trên thị trường thế giới. Sự việc chỉ được giải quyết khi các nước đưa vấn đề này lên tranh luận tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), qua đó yêu cầu Trung Quốc phải tăng xuất khẩu trở lại.
Gần đây, Nhật Bản tuyên bố đã phát hiện ra 1 vùng có chứa đất hiếm miền ven biển với trữ lượng 16 triệu tấn, đủ sức cung ứng cho nhu cầu thế giới trong hàng thế kỷ.
Đây là 1 tin vui với người dân Nhật cũng như những người dùng thiết bị điện tử trên thế giới bởi đất hiếm là nhóm 17 nguyên tố hóa học để sản xuất các linh kiện điện tử quan trọng như pin cho smartphone.
Dẫu vậy, công ty Huawei và Trung Quốc lại chẳng mấy vui vẻ gì với thông tin này bởi họ đang muốn sử dụng đất hiếm như 1 loại vũ khí để đe dọa Mỹ. Cuộc chiến thương mại-công nghệ Mỹ-Trung hiện đang vô cùng nóng bóng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp lệnh cấm hợp tác lên Huawei. Hàng loạt công ty công nghệ trên toàn cầu cũng tuyên bố tạm ngừng cung cấp cho hãng điện thoại Trung Quốc này.
Để đáp trả, Trung Quốc đang xem xét cấm xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Hiện 95% lượng đất hiếm trên thế giới được khai thác ở Trung Quốc và 80% lượng đất hiếm nhập khẩu vào Mỹ cũng đến từ đây. Nếu chính quyền Bắc Kinh thực sự làm như vậy, họ có thể đóng cửa mọi dây chuyền lắp ráp ô tô, máy tính, điện thoại hay thậm chí máy bay của Mỹ.
Bởi vậy, rất dễ hiểu tại sao việc Nhật Bản tìm ra mỏ đất hiếm mới đủ khả năng cung ứng cho toàn cầu lại khiến Trung Quốc bớt vui đến như vậy. Loại khoáng sản này phân bổ rải rác trên thế giới nhưng thường ít tập trung thành 1 mỏ nhất định với số lượng lớn, thuận tiện cho khai thác.
Theo cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, toàn thế giới có khoảng 120 triệu tấn đất hiếm, trong đó Trung Quốc nhiều nhất với 44 triệu tấn, tiếp đó là Brazil với 22 triệu tấn và Nga với 18 triệu tấn.
Dẫu vậy, không phải mỏ đất hiếm nào cũng khai thác được bởi chúng còn phụ thuộc vào chi phí vận hành. Thông thường việc khai thác 1 mỏ đất hiếm khá tốn kém, chủ yếu ở khâu phân tách đất hiếm ra khỏi những vật chất thô khác sau khi lấy lên.
Trung Quốc trong nhiều thập niên đã kiểm soát thị trường đất hiếm toàn cầu và buộc nhiều nước như Nhật Bản, vốn có ngành sản xuất công nghệ phát triển nhưng thiếu tài nguyên, phải phụ thuộc vào giá cả.
Thay đổi vị thế kinh tế toàn cầu
Theo các nghiên cứu, mỏ đất hiếm tại Nhật Bản có thể cung cấp cho nhu cầu thế giới với khoảng thời gian cực dài. Ví dụ chất Yttrium có thể cung cấp trong vòng 780 năm, Dysprosium có thể cung cấp trong 730 năm, Europium trong 620 năm hay Terbium trong 420 năm.
Khu vực mỏ đất hiếm này nằm trên đảo Minamitori cách thủ đô Tokyo 1.850 km về phía Đông Nam.
Trên thực tế, Nhật Bản đã tăng cường tìm kiếm các mỏ đất hiếm kể từ khi Trung Quốc tạm ngưng các chuyến tàu thương mại vận chuyển đất hiếm đến Nhật do tranh chấp lãnh hải năm 2014.
Trước đó vào năm 2010, Trung Quốc cũng đã giới hạn số đất hiếm được xuất khẩu sang các nước, qua đó đẩy giá loại khoáng sản này lên 10% trên thị trường thế giới. Sự việc chỉ được giải quyết khi các nước đưa vấn đề này lên tranh luận tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), qua đó yêu cầu Trung Quốc phải tăng xuất khẩu trở lại.
Đất hiếm thường được hình thành sau các hoạt động phun trào của núi lửa nhưng theo các nhà khoa học, phần lớn đất hiếm hiện nay được hình thành sau vụ nổ Big Bag để rồi mới hình thành nên trái đất. Hệ quả là khi trái đất hình thành, rất nhiều đất hiếm nằm sâu trong lớp lõi và chỉ trồi lên bề mặt nhờ sự vận động của lớp vỏ trái đất thông qua những vết rạn. Tiến trình này trải qua hàng triệu năm và đây là lý do khiến đất hiếm đắt như vậy.
Hiện nay, Nhật Bản vẫn đang gặp khó khi lựa chọn dùng phương pháp nào để khai thác và phân tách đất hiếm ra 17 loại khoáng chất khác nhau từ mỏ mới phát hiện sao cho có hiệu quả kinh tế nhất. Nếu thành công, Nhật Bản sẽ gia nhập được thị trường quyền năng đất hiếm cũng như có vị thế lớn hơn trong chuỗi sản xuất thiết bị điện tử. Thậm chí, họ có thể tạo áp lực lên các ông lớn như Trung Quốc, Mỹ trong vấn đề đàm phán.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4