Trung Quốc: một đàn sứa khổng lồ có thể khiến một chiếc hàng không mẫu hạm tỷ đô tê liệt trong nhiều ngày
Họ vẫn chưa tìm ra được một cách hiệu quả nhất nhằm giải quyết lũ sứa này.
Trung Quốc đang thử nghiệm thứ "vũ khí" mới nhằm chống lại kẻ thù của mọi tàu sân bay: đó là con sứa.
Có cái tên không thể rõ ràng hơn là "máy nghiền sứa – jellyfish shredder", thiết bị này được sử dụng để làm quang những khu vực nước ngập sứa, giúp cho thủy thủ đoàn "an tâm công tác". Đó là những gì một nhà khoa học tham gia nghiên cứu và thử nghiệm thực địa nói. Nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Đại dương Liêu Ninh và Khoa học về cá ấy xin giấu tên bởi ông/bà đang nói tới vấn đề nhạy cảm.
Một nhà nghiên cứu khác, Tan Yehui từ Viện Hải dương học trung quốc tại Học viện Khoa học Quảng Châu nói rằng sứa là một vấn đề rất nan giải mà những mẫu hạm gặp phải khi vận hành. Những chiếc tàu cỡ lớn này rất to và rất phức tạp, nhưng chưa đủ hiện tại để đánh lại những sinh vật mỏng manh kia.
Sứa có thể bị hút vào trong khoang tàu, làm kẹt hệ thống làm mát. Hậu quả sẽ là động cơ tàu quá tải nhiệt, dừng hoạt động giữa biển. Sẽ phải mất hàng giờ, thậm chí hàng ngày để gỡ được xác sứa khỏi màng lọc và các ống dẫn trong tàu. Dù là các hàng không mẫu hạm thế hệ mới đã có những hệ thống chống sứa nhưng tàu vẫn không thể chống chọi lại một lượng sứa quá đông.
Không riêng gì Trung Quốc gặp khó khăn trong vấn đề này: Năm 2006, siêu chiến hạm chạy năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan của Mỹ đã mắc kẹt ngoài khơi khi gặp phải một đàn sứa khổng lồ.
"Điều gì xảy ra được với tàu Mỹ cũng xảy ra được với tàu Trung Quốc", nhà nghiên cứu Tan nói.
Vì lý do này, các nhà khoa học Trung Hoa đã tạo ra một thiết bị đặc biệt để nghiền sứa: nó là một tấm lưới lớn, rộng cả trăm mét với phần giữa là những lưỡi thép sắc bén. Lưới này được kéo bởi một con tàu chạy với tốc độ cao, nhằm cuốn hết sứa vào trong lưới và xẻ nhỏ chúng ra.
Những mảnh sứa sau khi "qua xử lý" chỉ rộng còn có 3 cm – 1/10 kích cỡ một con sứa trưởng thành tại biển Trung Quốc. Sau một ngày, những phần xác sứa này sẽ bị phân hủy. Bốn ngày sau, nước dù có hơi ô nhiễm hữu cơ đôi chút nhưng sau một tuần, toàn bộ số sứa này sẽ bị phân hủy hoàn toàn.
Tuy vậy, vẫn còn những nguy hại khác từ cách xử lý sứa số lượng lớn này. Những xúc tu sứa có thể dạt vào bờ, chúng vẫn có độc và vẫn có thể gây hại tới sinh vật bên bờ biển, thậm chí cả con người. Nọc độc của sứa có thể gây bỏng rát, đau đớn tột độ hay có thể gây tử vong. Nếu như thiết bị nghiền sứa trên xé tan một con sứa đang có mang, những quả trứng sứa sẽ phát tán trong nước và chúng sẽ lại sinh sôi vào mùa sứa tiếp theo.
Nhiều hậu quả khôn lường nên đội ngũ nghiên cứu tại Trung Quốc đang kiếm tìm những giải pháp khác nữa. Họ cũng đã tính tới sử dụng hóa chất để diệt bớt sứa.
Cả hai phương pháp này không thực sự hiệu quả vì chỉ nhằm vào những con sứa kích cỡ lớn, chưa kể nó còn gây hại tới môi trường biển nữa – những động vật biển khác cũng sẽ bị ảnh hưởng từ hai cách thức diệt sứa này. Nhà nghiên cứu Tan đang đề xuất nghiên cứu, chế tạo những hệ thống cảnh báo sứa sử dụng riêng cho những chiếc tàu chiến đắt tiền kia.
Nguồn gốc của lượng sứa lớn bất thường này có thể đến từ việc nóng lên toàn cầu, khiến cho nước biển cũng ấm hơn trước, thích hợp cho việc sứa sinh sôi nảy nở. Chưa hết, việc ô nhiễm tại biển Trung Quốc cũng khiến cho các vi sinh vật biển có nhiều thức ăn hơn và phát triển nhanh hơn, dẫn đến hệ quả là số lượng sứa cũng đông đảo hơn do con mồi của chúng – vi sinh vật biển quá dồi dào.
Tuy vậy, lại có những nhà nghiên cứu khác khẳng định rằng sứa lại không thể sống trong mồi trường ô nhiễm đến vậy. Họ đổ tội cho việc đánh bắt hải sản quá mức, khiến cho kẻ thù tự nhiên của sứa không còn nhiều hay thậm chí tuyệt chủng, dẫn đến việc sứa sinh sôi.
Quả là vấn đề nan giải. Những con sứa mỏng manh nhưng khi đi theo đàn, chúng có thể gây thiệt hại tới cả ngàn USD. Vẫn chưa tìm được cách giải quyết triệt để nhất cho nạn sứa hoành hành này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời