Trung Quốc mua kỷ lục 26 tỷ USD thiết bị chip phương Tây
Dù bị Mỹ cấm vận với các thiết bị bán dẫn, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của nhiều công ty như ASML và AMAT, lập kỷ lục mới trong năm nay.
- Từng tuyên bố "8GB là đủ", Apple sẽ trang bị tối thiểu 16GB RAM trên loạt Mac mới với chip M4?
- Xiaomi ra mắt máy tính bảng 5G giá rẻ: Màn hình 12,1 inch, chip Snapdragon 7s Gen 2, pin 10.000mAh
- Có giá cả nghìn USD, nhưng chip Tensor G4 trên Google Pixel 9 Pro XL vẫn gây thất vọng: bị quá nhiệt khi test hiệu năng, xung nhịp sụt giảm 50%
- Việt Nam sở hữu năng lực trong ngành chip khiến nhiều nước ao ước, nhưng một lợi thế có thể không kéo dài
- Tuyên bố không để phụ thuộc vào công nghệ AI của nước ngoài, Ấn Độ tự thiết kế và phát triển chip AI cho riêng mình
Theo dữ liệu của chính phủ do Bloomberg tập hợp, Trung Quốc đang nhập khẩu thiết bị bán dẫn kỷ lục, và hầu hết các đơn hàng là máy móc thế hệ cũ. Vốn là xương sống cho các ngành công nghiệp tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và siêu máy tính, thiết bị bán dẫn nằm trong số những máy móc công nghiệp bị giám sát chặt chẽ nhất trên thế giới. Đặc biệt từ sau tháng 10/2022, Bộ Thương mại Mỹ bắt đầu áp dụng các lệnh cấm vận chip tiên tiến tới Trung Quốc.
Washington ban hành lệnh cấm vận với Trung Quốc do lo ngại các công nghệ nguồn gốc từ Mỹ có thể được sử dụng để đe dọa an ninh quốc gia. Những hạn chế này buộc Trung Quốc phải mua thiết bị cũ để theo kịp nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm chip.
Báo cáo doanh thu quý 2 của ASML cho thấy, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của công ty trong 2 quý liên tiếp. Trong quý 1 và quý 2 năm 2024, 49% lô hàng của ASML được xuất khẩu sang Trung Quốc, tăng đáng kể so với các năm 2022 và 2023. Cụ thể, trong năm 2022, 14% doanh số của nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip này đến từ Trung Quốc. Con số này tăng lên 29% vào năm 2023, trong quý 3 và quý 4 năm 2023, tỷ lệ lô hàng đến Trung Quốc lần lượt là 46% và 39%.
Theo dữ liệu do Bloomberg thu thập, Trung Quốc mua khoảng 26 tỷ USD thiết bị sản xuất chip trong 7 tháng đầu năm, thiết lập kỷ lục mới. Mức đỉnh trước đó là vào năm 2021, khi quốc gia châu Á mua khoảng 25 tỷ USD thiết bị trong cùng kỳ.
Trong danh sách các công ty đã bán máy móc cho Trung Quốc có ASML, nhà sản xuất thiết bị Applied Materials (AMAT) của Mỹ và Tokyo Electron của Nhật Bản.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Trung Quốc, được đẩy mạnh dưới thời chính quyền ông Biden, cũng tạo ra sự bất đồng giữa khu vực tư nhân và chính phủ.
Một số biện pháp nghiêm ngặt nhất bao gồm cấm công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân làm việc cho các công ty hoạt động tại Trung Quốc hoặc ASML. Ngoài ra, AMAT đang dính vào nhiều cuộc điều tra vì cáo buộc né tránh các hạn chế bán hàng cho Trung Quốc.
Với doanh số bán hàng trên của ASML, có thể nói Hà Lan đang là nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc đối với thiết bị sản xuất wafer.
Do các hạn chế của Mỹ, ASML vẫn không thể bán các máy quang khắc siêu cực tím (EUV) mới nhất cho Trung Quốc, vốn rất cần thiết để sản xuất chip AI. Máy EUV là thiết bị mang tính "cách mạng" cho chip AI và chip quy trình 7nm trở xuống, vì tia cực tím của nó có bước sóng nhỏ hơn so với các máy thế hệ trước.
Tuy nhiên, vẫn có thể sản xuất chip tiên tiến bằng các công nghệ cực tím cũ hơn EUV, với điều kiện là các nhà sản xuất phải sử dụng thiết kế đa lớp . Điều này làm tăng thời gian sản xuất, chi phí và độ phức tạp của quy trình, nhưng các nhà sản xuất Trung Quốc có vẻ vẫn sẵn sàng đánh đổi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI