Trung Quốc muốn xây đường ống nước dài 1.000 km nhằm biến sa mạc khổng lồ thành ốc đảo trù phú
Các kỹ sư Trung Quốc đang dự định sẽ xây dựng đường ống ngầm dài 1.000 km để đem nước từ Tây Tạng xuống vùng sa mạc Tân Cương khô cằn.
Các kỹ sư và chuyên gia tại Trung Quốc đang thử nghiệm công nghệ giúp cho họ có thể xây dựng được đường ngầm dài 1.000 km nhằm đem nước từ khu vực Tây Tạng về Tân Cương, biến vùng này từ một sa mạc khô cằn trở thành ốc đảo trù phú. Nếu trở thành hiện thực, đây có thể coi là đường ống dài nhất thế giới.
Đường ống ngầm có độ dài "kỷ lục" 1.000 km của Trung Quốc sẽ giúp đưa nước từ tận Tây Tạng xuống vùng Tân Cương
Đường ống này được cho là sẽ kết nối với những cao nguyên cao nhất tại nhiều điểm, nơi có thác nước chảy, từ đó hi vọng “biến Tân Cương thành California”.
Hiện nay, đường ống dài nhất Trung Quốc là dự án đường ống Dahuofang 8 năm tuổi, dài 85 km nằm tại tỉnh Liêu Ninh, trong khi đường ống dài nhất thế giới có độ dài 137 km, nằm bên dưới thành phố New York, Mỹ.
Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu thi công đường ngầm tại trung tâm của tỉnh Vân Nam vào tháng 8 vừa rồi, sẽ có độ dài hơn 600 km. Dự án này được coi sẽ là một bước tiền đề, tập dượt về công nghệ mới, cũng như để chuẩn bị các phương pháp kỹ thuật cần thiết cho dự án Tây Tạng - Tân Cương.
Hình ảnh về vùng sa mạc Taklamakan tại Tân Cương, Trung Quốc...
Có thể bạn chưa biết, cao nguyên Tây Tạng chặn gió mùa mưa Ấn Độ Dương tràn vào Tân Cương, vì vậy, với đặc điểm địa hình có sa mạc Gobi ở phía Bắc và sa mạc Taklimakan ở phía Nam, khu vực này có hơn 90% diện tích mà con người không thể định cư được.
Thế nhưng, sa mạc Taklimakan lại nằm ngay dưới chân của cao nguyên Tây Tạng, được biết tới như một “tháp đựng nước” của Châu Á, với hơn 400 tỷ tấn nước mỗi năm, vì vậy đây sẽ là một đặc điểm giúp cho việc biến dự án đường ngầm dài 1.000 km thành hiện thực.
...với 90% diện tích nơi con người không thể sinh sống
Hồ Nam tại khu tự trị Tây Tạng...
và sông Brahmaputra sẽ là nguồn nước dồi dào để đưa xuống vùng Tân Cương
Những năm gần đây, cao nguyên Tây Tạng đã bị ảnh hưởng khá nhiều từ biến đổi khí hậu. Một số nghiên cứu đã cảnh báo rằng, vùng này có thể sẽ trở nên khô hạn nếu như nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng lên.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI