Trung Quốc phát triển kỹ thuật "chỉnh sửa gen" và trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới nhân bản thành công chó con

    Minh Phương Spiderum,  

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát triển một kỹ thuật chỉnh sửa gen tiên tiến và đã nhân bản thành công một chú chó săn thỏ.

    Long Long là chú chó con được nhân bản vô tính đầu tiên ở Trung Quốc, đưa nước này trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới thử nghiệm thành công, sau Hàn Quốc.

    Bằng cách xoá gen có tên gọi là myostatin, các nhà khoa học đã tạo ra chú chó có khối lượng cơ bắp nặng gấp đôi các chú chó bình thường.

     Long Long có cân nặng gấp đôi các chú chó bình thường

    Long Long có cân nặng gấp đôi các chú chó bình thường

    Nhà nghiên cứu Lại Lương Học tại Học viện y học và sức khoẻ Quảng Châu trả lời tờ Khoa học và Công nghệ hàng ngày rằng: "Đây là một bước đột phá, đánh dấu Trung Quốc là quốc gia thứ hai trên thế giới thành thạo kỹ thuật nhân bản chó con sau Hàn Quốc."

    Ông cũng đứa ra đề nghị dùng kỹ thuật nhân bản này để tạo ra "những chú cho có tầm vóc siêu lớn, giúp cảnh sát trong việc săn lùng và đuổi bắt tội phạm".

    Tuy nhiên, sau khi kết quả nghiên cứu trên được đăng tải trên Tạp chí Sinh học Tế bào Phân tử, một số người chỉ trích rằng, việc làm này là phi đạo đức. Bởi vì các nhà khoa học đã tạo ra chú chó từ việc gây ra các đột biến DNA, một số đột biến trong số đó lại giống với các đột biến dẫn đến nhiều chứng bênh nan y ở người như Parkinson.

    Ông nói thêm rằng, "Mục tiêu của việc nghiên cứu là tìm ra cách tiếp cận thế hệ các loại chó mắc bệnh mới để nghiên cứu y sinh học. Vì chó rất gần với con người về mặt trao đổi chất, sinh lý học và giải phẫu".

    Lâu nay, người ta vẫn cho rằng, chó là một trong những loại vật khó nhân bản nhất, trước đó mới chỉ duy nhất Hàn Quốc đạt tới thành công này.

     Chó là một trong những loại vật khó nhân bản nhất.

    Chó là một trong những loại vật khó nhân bản nhất.

     Các quỹ bảo vệ động vật cho rằng, nhân bản chó là hành vi vô đạo đức.

    Các quỹ bảo vệ động vật cho rằng, nhân bản chó là hành vi vô đạo đức.

    Nhóm nghiên cứu của ông Lại cho hay, họ đã chỉnh sửa 65 phôi và cho ra đời 27 chú chó con nhưng chỉ riêng Long Long là được sinh ra mà không có gen myostatin. Vì thế, chú chó này nặng hơn so với những "bạn cùng trang lứa khác".

     Nhiều người lo ngại, các nhà khoa học sẽ nhân bản nhiều chú chó trong tương lai theo đúng kích thước mà người chủ nuôi yêu cầu.

    Nhiều người lo ngại, các nhà khoa học sẽ nhân bản nhiều chú chó trong tương lai theo đúng kích thước mà người chủ nuôi yêu cầu.

    Nhiều người lo ngại rằng, nghiên cứu thành công này có thể khiến các nhà khoa học làm giàu bằng cách tạo ra những chú chó thông minh hơn hoặc có tầm vóc theo đúng mong muốn của các ông chủ nuôi chó.

    Ông Lại và 28 cộng sự đáp lại các quan ngại trên và cho biết, họ không có kế hoạch lai tạo những chú chó săn thỏ để làm thú nuôi.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ