Hệ thống GPS mang tên BeiDou sẽ bước vào giai đoạn triển khai cơ bản sau khi phía Trung Quốc phóng thành công hai vệ tinh gần đây.
Nhiều thập kỷ kể từ khi quân đội Mỹ lần đầu mở cửa hệ thống điều hướng vệ tinh của họ cho các mục đích sử dụng dân sự, GPS đã trở thành một phần tất yếu cơ bản trong cuộc sống thường ngày của chúng ta - từ việc cho phép máy bay theo dõi vị trí đến cung cấp phương hướng bản đồ trên smartphone của chúng ta.
Và rồi bất ngờ, Trung Quốc tuyên bố họ có một hệ thống tương tự như vậy sắp sửa được đưa vào sử dụng!
Hôm thứ Hai vừa qua, chính phủ Trung Quốc cho biết đã phóng thành công hai vệ tinh vào quỹ đạo, đó là vệ tính số 42 và 43 của Hệ thống Vệ tinh Điều hướng BeiDou (BDS). Theo cơ quan tin tức quốc gia Xinhua, điều đó có nghĩa là hệ thống vệ tinh BDS về cơ bản đã hoàn thiện và sẽ cung cấp dịch vụ định vị tương tự GPS cho các quốc gia thành viên của sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc vào cuối năm nay.
Ảnh dựng vệ tinh BeiDou-3
Tất nhiên, BDS không phải là dịch vụ định vị vệ tinh duy nhất không thuộc sở hữu của Mỹ. Châu Âu có hệ thống Galileo, và Nga có GLONASS.
Giai đoạn đầu của hệ thống BeiDou (có nghĩa là Chòm sao Đại Hùng) đã được hoàn thành vào năm 2000. Nhưng những phiên bản ban đầu đó chỉ phủ sóng tại Trung Quốc và khu vực châu Á mà thôi.
Với phiên bản mới nhất, mức độ chính xác đã được cải thiện, độ sai lệch chỉ từ 2.5m đến 5m mà thôi - theo lời nhà thiết kế trưởng của BeiDou là Yang Changfeng. Kết quả này tương đồng với công nghệ GPS hiện tại.
Hầu hết các smartphone mới đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc hiện đã hỗ trợ BeiDou, bao gồm Huawei, Xiaomi và OnePlus. Nhìn chung, một thiết bị càng truy cập được đến nhiều vệ tinh thì tín hiệu thu được sẽ chính xác và đáng tin cậy hơn - và qua đó vị trí của bạn cũng sẽ được xác định chính xác hơn. Nhiều thiết bị hiện nay cũng đã tương thích với GPS và GLONASS.
Nhưng nếu bạn sống tại Mỹ và muốn sử dụng BeiDou trên smartphone, có lẽ bạn đừng nên hào hứng quá. Vì luật chống gián điệp, các smartphone tại Mỹ đã bị chặn kết nối với các vệ tinh nước ngoài. Phải đến gần đây, khi FCC đưa ra ngoại lệ đối với hệ thống Galileo của châu Âu, thì các điện thoại Mỹ mới nhận được tín hiệu từ hệ thống định vị đối thủ này.
Tham khảo: AbacusNews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI