TPO - Sứ mệnh của Trung Quốc nhằm mang những mẫu vật đầu tiên thu thập trên nửa xa của Mặt trăng về Trái đất sẽ diễn ra trong năm tới, trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh triển khai kế hoạch tham vọng nhằm đưa phi hành gia lên Mặt trăng trong thập kỷ này và xây dựng một trạm nghiên cứu quốc tế trên đó.
- Người Neanderthal thông minh hơn đười ươi và khỉ, vậy tại sao họ lại tuyệt chủng cách đây 30.000 năm?
- Tại sao nhiều người cho rằng người ngoài hành tinh phải có hình người?
- “Sơn Hải Kinh” là câu chuyện viễn tưởng hay là ghi chép có thật về lục địa cổ?
- Sự khác biệt giữa sự sống dựa trên silicon và sự sống dựa trên carbon là gì?
- Có một khoảng trống 130.000 năm trong lịch sử tiến hóa của loài người, vậy trong thời kỳ này đã xảy ra chuyện gì?
Những công việc chuẩn bị cho sứ mệnh tiếp theo mang tên Thường Nga 6 đang tiến triển thuận lợi, Cục Quản lý vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết trong một thông cáo.
Cơ quan này cho biết, vệ tinh chuyển tiếp đi kèm sứ mệnh sẽ được triển khai trong nửa đầu năm tới.
Trong tuần này, CNSA cũng lên kế hoạch đưa tàu Thường Nga 8 lên Mặt trăng vào năm 2028. Các quan chức Trung Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động khám phá Mặt trăng bằng robot không người lái, nhân dịp diễn ra Hội nghị Thiên văn quốc tế tại Baku, Azerbaijan.
Sứ mệnh vào năm 2028 của Trung Quốc sẽ chào đón dự án chung với các quốc gia và tổ chức quốc tế, CNSA cho biết trên trang web.
Điều này nghĩa là Trung Quốc và các đối tác quốc tế có thể hợp tác với nhau trong các vụ phóng vật thể lên vũ trụ và quỹ đạo, thực hiện tương tác giữa các tàu vũ trụ và cùng khám phá Mặt trăng, tài liệu cho biết.
Tàu vũ trụ Thường Nga 8 sẽ dành chỗ cho 200kg hàng hóa của nước ngoài, giúp các đối tác quốc tế tiến hành nghiên cứu Mặt trăng nhờ thiết bị mà tàu Trung Quốc “cõng” hộ, báo chí Trung Quốc cho biết.
Trung Quốc kỳ vọng Thường Nga 8 và Thường Nga 7 (dự kiến phóng năm 2026) sẽ mang lại dữ liệu giá trị để nước này thực hiện kế hoạch xây trạm nghiên cứu quốc tế lâu dài trên cực nam Mặt trăng vào năm 2040, nhằm hiện thực hóa tham vọng của Bắc Kinh trở thành một cường quốc vũ trụ.
Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên đưa tàu tự hành đáp xuống nửa xa của Mặt trăng năm 2019, hoàn thành lắp ghép trạm vũ trụ Thiên Cung năm 2022, và công bố kế hoạch trở thành quốc gia thứ hai đưa người lên Mặt trăng năm 2030.
Đến nay đã có một số quốc gia cho biết sẽ tham gia trạm nghiên cứu Mặt trăng của Trung Quốc, bao gồm Nga, Venezuela và Nam Phi, báo chí Trung Quốc cho biết.
Nhiều quốc gia khác cũng đang thực hiện các chương trình vũ trụ tham vọng, để thu về những lợi ích khoa học, uy tín quốc gia và cơ hội tiếp cận tài nguyên.
Tháng trước, Ấn Độ đáp tàu đổ bộ Chandrayaan-3 xuống Mặt trăng, trở thành quốc gia thứ tư làm được điều này. Tàu của Ấn Độ đáp xuống vị trí gần cực nam Mặt trăng hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào khác trước đây.
Mỹ cũng đang tăng cường chương trình Mặt trăng, thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên năm 2022 theo chương trình Artemis, chuẩn bị cho việc đưa phi hành gia Mỹ trở lại Mặt trăng vào năm 2025 và xây dựng một trại khoa học ở đó. NASA cũng đang để ý đến vùng cực nam Mặt trăng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"