Trung Quốc sẽ phóng hơn 50 tàu vũ trụ phục vụ khám phá Mặt Trăng và xây dựng hệ thống dẫn đường trong năm 2019
Theo tập đoàn Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) công bố, nước này dự kiến sẽ phóng hơn 50 tàu vũ trụ trong tổng số 30 lần phóng tên lửa trong năm 2019 này.
Yang Baohua, phó chủ tịch của CASC cho biết, nhiệm vụ chính quan trọng nhất bao gồm việc phóng tên lửa chở hàng cỡ lớn Long March-5 thứ ba vào tháng 7/2019.
Tên lửa Long March-5 thứ hai đã được phóng lên từ Trung tâm phóng Văn Xương ở phía nam tỉnh Hải Nam vào ngày 2/7/2017 tuy nhiên một sự cố đã xảy ra trong chưa đầy 6 phút sau khi cất cánh khiến sứ mệnh này bị thất bại.
Nếu tên lửa thứ ba phóng thành công, tên lửa Long March-5 thứ tư sẽ có nhiệm vụ gửi tàu thăm dò Chang'e-5 lên Mặt Trăng để đưa các mẫu vật đã thu thập được tại đây về Trái Đất vào cuối năm 2019. Tàu thăm dò Chang'e-5 bao gồm 15 hệ thống phụ trợ gồm điều khiển nhiệt, ăng-ten, công cụ thu thập mẫu, niêm phong.
Tàu thăm dò Chang'e-5
Ông Peng Jing, phó giám đốc thiết kế tàu thăm dò thuộc Học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc cho biết, tàu thăm dò sẽ lần đầu tiên di chuyển vào quỹ đạo giữa Trái Đất-Mặt Trăng, sau đó di chuyển chậm lại gần vệ tinh của Trái Đất trước khi hạ cánh xuống một khu vực nhất định trên Mặt Trăng.
Sau khi hoàn thành sứ mệnh trên Mặt Trăng, tàu vũ trụ sẽ bay khỏi mặt đất và tìm cách nối vào vệ tinh thăm dò đang bay xung quanh quỹ đạo của Mặt Trăng. Cuối cùng nó sẽ tách khỏi quỹ đạo tiếp nối để quay về Trái Đất và hạ cánh xuống khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Các mẫu vật gửi từ Mặt Trăng sẽ được niêm phong và gửi về phòng thí nghiệm để phân tích.
Tiếp nối chiến dịch phóng tàu thăm dò để lấy mẫu vật, Trung Quốc cũng dự kiến phóng tên lửa Long March-5B, sứ mệnh tiếp theo đặt nền móng cho tham vọng xây dựng thành công trạm vũ trụ vào năm 2020 của nước này. Hiện tại tên lửa Long March-5B đang được phát triển và thử nghiệm. Tên lửa có thể mang theo khối lượng lên tới 22 tấn bao gồm các mô-đun lõi và mô-đun thử nghiệm để xây dựng trạm không gian.
Trung Quốc cũng dự kiến gửi 10 vệ tinh lên vũ trụ thông qua 7 lần phóng trong năm nay nhằm xây dựng hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu (BDS). Nước này dự kiến hoàn tất hệ thống Bắc Đẩu vào năm 2020.
Theo sách xanh về hoạt động KH&CN hàng không vũ trụ Trung Quốc, nước này đã phóng được tổng cộng 18 vệ tinh thuộc hệ thống Băc Đẩu trong năm 2018, đánh dấu hoàn thành hệ thóng chính BDS-3. Bắt đầu từ thời điểm này, hệ thống đã có thể vận hành.
Cuối cùng là sứ mệnh phóng vệ tinh quan sát Trái Đất mới có tên Gaofen-7 và phóng tên lửa Long March-11 trên biển lần đầu tiên.
Trong năm 2019, Trung Quốc sẽ tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng không gian dân dụng, đồng thời thúc đẩy phát triển R&D ngày môt mạnh mẽ hơn.
Năm 2018 chứng kiến Trung Quốc phóng thành công 37 tên lửa, đưa tổng cộng 103 tàu vũ trụ lên quỹ đạo Trái Đất. Khá bất ngờ khi không phải Mỹ hay Nga mà là Trung Quốc mới là quốc gia xếp đầu về số lần phóng tàu vũ trụ hàng năm. Điều này cho thấy, Trung Quốc đang không ngừng nỗ lực để có thể bắt kịp Nga và Mỹ trong cuộc đua khám phá vũ trụ.
Tham khảo CGTN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI