Trung Quốc thử nghiệm công nghệ truyền tải không dây năng lượng mặt trời từ vệ tinh xuống quỹ đạo

    Kim,  

    không cần dây dẫn, mô hình thử nghiệm lơ lửng trên cao đã truyền được điện xuống trạm đặt trên mặt đất.

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa thử nghiệm thành công một hệ thống truyền năng lượng đặc biệt. Thiết bị thử nghiệm được cho là tiền đề của một lưới điện mặt trời mới chỉ tồn tại trong truyện khoa học giả tưởng: truyền năng lượng không dây không dây từ ngoài không gian xuống Trái Đất.

    Tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Điện tử Tây An, các nhà khoa học đang treo lơ lửng một mô hình trạm thử nghiệm. Nó hấp thụ ánh sáng mặt trời, chuyển thành những tia vi sóng rồi truyền không dây xuống trạm nhận đặt trên mặt đất.

    Dàn thiết bị thử nghiệm của Trung Quốc.

    Tuy thiết bị chỉ đưa vi sóng đi được 55 mét trong không khí, các nhà nghiên cứu vẫn hy vọng một ngày nào đó không xa, công nghệ này có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời bằng vệ tinh trong quỹ đạo, rồi truyền năng lượng xuống Trái Đất mà không cần dây dẫn.

    Trong thông cáo báo chí, nhóm nghiên cứu mô tả nghiên cứu của mình, đồng thời dẫn lời những chuyên gia xác nhận thành công của thiết bị. Công nghệ mới đồng thời khắc phục được điểm yếu của các thiết bị thu thập năng lượng mặt trời hiện tại, là không thể hoạt động mỗi khi trời tối. 

    Với dàn vệ tinh bay trong quỹ đạo, các tấm pin mặt trời đính kèm sẽ có thể tắm nắng không ngơi nghỉ. Độ ổn định trong truyền tải năng lượng của một dàn vệ tinh sẽ cao hơn các trang trại điện mặt trời ta đang có.

    Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai, mọt vệ tinh mang các tấm pn mặt trời bay trong quỹ đạo có thể truyền năng lượng cho mọi lục địa.

    Không còn bị khuất sau bóng Trái Đất, hệ thống pin mặt trời sở hữu những điểm mạnh gây khao khát. Các nhà nghiên cứu tới từ Viện Công nghệ California đã từng thực hiện một dự án pin mặt trời không gian với số vốn ban đầu lên tới 100 triệu USD. Các chuyên gia tại Ấn Độ, Nga, Anh Quốc và Pháp đang ráo riết nghiên cứu giải pháp mới, và theo nhận định từ các chuyên gia đại học Tây An, Nhật Bản đang sở hữu nhóm học giả đầu ngành.

    Trước đây, đã nhiều thử nghiệm cho thấy từng thiết bị đơn lẻ của hệ thống hoạt động tốt, nhưng phải tới thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc mới thử thành công một mẫu thiết bị đủ thành phần. Hệ thống thử nghiệm sẽ cung cấp những thông số cần thiết cho một thiết bị hoàn chỉnh trong tương lai. 

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày