Trung Quốc vừa phóng thành công vệ tinh lượng tử đầu tiên trên thế giới, điều đó có ý nghĩa gì?
Một bước tiến thể hiện rõ ràng quan điểm rằng trong thời đại này, thông tin là vũ khí.
Một bước tiến thành công nữa của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ liên lạc lượng tử. Họ đã phóng thành công vệ tinh liên lạc lượng tử đầu tiên lên quỹ đạo, để thử nghiệm những luật cơ bản của cơ học lượng tử trên vũ trụ.
Vệ tinh Khoa học Lượng Tử được thiết kế để có một hệ thống liên lạc chống hack bằng cách gửi về những khóa đã được mã hóa để không thể bị bẻ, từ vũ trụ về trung tâm mặt đất.
Tham vọng xây dựng hệ thống liên lạc chống hack của Trung Quốc
Nặng hơn 600 kg, vệ tinh có tên viết tắt là QUESS này đã được phóng từ Trung tâm phóng đặt tại sa mạc Gobi vào sáng sớm ngày hôm nay, thực hiện một sứ mệnh kéo dài 2 năm.
Vệ tinh QUESS sẽ hỗ trợ Trung Quốc thực hiện việc thử nghiệm liên lạc lượng tử ở mức độ chưa từng có trước đây. Những photon liên lạc sẽ được gửi từ vệ tinh xuống các trạm mặt đất đặt tại Trung Quốc và Châu Âu, với khoảng cách giữa hai trạm là khoảng 1.200 km.
Vệ tinh lượng tử này mang theo những “đồ nghề” đặc trưng lên vũ trụ:
- Thiết bị liên lạc chìa khóa lượng tử
- Bộ phát làm rối lượng tử
- Nguồn làm rối lượng tử
- Điều khiển lượng tử thử nghiệm
- Bộ xử lý
- Thiết bị liên lạc bằng laser.
Hệ thống sẽ hoạt động trong vòng 2 năm, được phát triển bởi Trung tâm Vũ trụ Quốc gia đặt tại Bắc Kinh, dưới sự chỉ đạo của Viện Khoa học Trung Quốc. Vệ tinh QUESS còn một nhiệm vụ nữa là thử nghiệm việc liên lạc thông qua di chuyển lượng tử tức thời, sử dụng những cặp photon rối.
Nếu như vệ tinh này có thể truyền tải thành công thông tin lượng tử giữa hai trạm mặt đất, đây sẽ là bước tiến lớn trong việc mã hóa và cách tạo mã hóa.
Tầm quan trọng của công nghệ lượng tử đã được Trung Quốc nhận ra từ lâu. Trong hai thập kỷ vừa qua, công nghệ lượng tử đã là vấn đề được tập trung nghiên cứu trong các kế hoạch 5 năm của đất nước tỉ dân này.
Trong khi nước Mỹ đầu tư 200 triệu USD vào nghiên cứu lượng tử, thì năm 2015 Trung Quốc bỏ ra tới 101 tỉ USD để nghiên cứu vấn đề này, một con số khổng lồ khi so sánh với con số 1,9 tỉ của năm 2005.
Kế hoạch tiền tỉ của Trung Quốc trong công nghệ lượng tử
Mã hóa liên lạc lượng tử sẽ an toàn trước mọi nỗ lực ngăn chặn đường truyền bởi lẽ bản thân những thông tin trong hạt đó được mã hóa một cách đặc biệt, chúng sẽ bị tiêu hủy nếu hệ thống phát hiện ra bất kì một sự cản trở truyền tin nào.
Các nhà nghiên cứu lượng tử mới đây đã sử dụng thành công photon để liên lạc an toàn trên một khoảng cách ngắn. Nhưng nếu kế hoạch của Trung Quốc thành công, đây sẽ là bước nhảy vọt trong lĩnh vực liên lạc an toàn.
“Vệ tinh vừa được phóng sẽ đánh dấu một bước phát triển của Trung Quốc, từ một nước sử dụng truyền tải thông tin truyền thống cho tới người đi đầu trong liên lạc tương lai”, ông Pan Jianwei, nhà khoa học đứng đầu dự án nghiên cứu lạc quan nhận định. Nếu như thành công, vệ tinh QUESS sẽ tạo nên mạng lưới truyền tải thông tin lượng tử đầu tiên trên thế giới và sẽ là bước đầu tiên để tạo nên một mạng lưới toàn cầu vào năm 2030.
“Nếu thành công, chúng tôi sẽ gửi thêm lên quỹ đạo những vệ tinh liên lạc lượng tử, một mạng lưới sẽ được hình thành vào năm 2030”, ông Pan bổ sung.
Tham khảo TheHackerNews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4