Trung Quốc đang xây dựng hệ thống nhận diện khuôn mặt mạnh nhất thế giới với khả năng nhận diện bất kỳ ai trong số 1,3 tỷ dân...
- "Hạt vừng" của Jack Ma: Công cụ đặt ra luật chơi "chấm điểm" người dùng của Alibaba, đang khiến người Trung Quốc điên cuồng đua điểm số
- Trung Quốc đã có nhà sản xuất màn OLED dẻo đầu tiên, quyết tâm chạy đua với Samsung
- Người phụ nữ quyền lực thứ 12 thế giới này chính là niềm hy vọng cứu vãn doanh số Apple tại Trung Quốc
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), hệ thống này nhằm xác định xem khuôn mặt của một người với ảnh trên thẻ căn cước mà người đó xuất trình có trùng khớp hay không, với độ chính xác khoảng 90%.
Được Bộ Công an Trung Quốc khởi động vào năm 2015, dự án trên hiện đang trong quá trình phát triển thông qua hợp tác với một công ty an ninh có tên Isvision đặt ở Thượng Hải. Hệ thống có thể kết nối với các mạng lưới camera giám sát và sẽ sử dụng hạ tầng đám mây (cloud) để liên kết với các trung tâm lưu trữ và xử lý dữ liệu được đặt ở các địa điểm khác nhau trên toàn quốc - nguồn thạo tin cho hay.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nói rằng không rõ hệ thống trên có thể được hoàn thành hay không, bởi quá trình thực hiện vấp phải nhiều khó khăn do những giới hạn trong công nghệ nhận diện khuôn mặt và dân số quá lớn của Trung Quốc.
Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã có những hệ thống tương tự hoạt động ở quy mô nhỏ hơn, bao gồm các cơ sở dữ liệu của cảnh sát, hay hệ thống dữ liệu thẻ căn cước của các tỉnh thành.
Theo ước tính, dữ liệu cốt lõi cho hệ thống nhận diện khuôn mặt toàn quốc, chứa thông tin chân dung của mọi công dân Trung Quốc, có dung lượng lên tới 13 terabyte. Dung lượng của toàn bộ cơ sở dữ liệu với thông tin chi tiết về cá nhân của 1,3 tỷ người Trung Quốc có thể lên đến gần 90 terabyte.
Giáo sư Chen Jiansheng thuộc Đại học Tsinghua nói rằng đây sẽ là một hệ thống với quy mô chưa từng có tiền tệ bởi không một quốc gia nào có dân số lớn như Trung Quốc. Khi được đưa vào sử dụng, hệ thống sẽ giúp ích nhiều cho việc truy nã tội phạm và quản lý hành chính.
Theo quy định hiện hành của Trung Quốc, ứng dụng thương mại sử dụng thông tin lấy từ cơ sở dữ liệu trên là không được phép. “Nhưng chính sách có thể thay đổi tùy theo sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu gia tăng của xã hội”, ông Chen nói. Theo vị giáo sư, việc cho phép các khu vực thương mại tiếp cận với cơ sở dữ liệu này theo các quy chế giám sát phù hợp sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh mới.
Hiện nay, các công ty Trung Quốc đã đẩy mạnh ứng dụng thương mại của công nghệ nhận diện khuôn mặt, chẳng hạn điểm danh ở trường đại học, quản lý hành khách lên máy bay không cần cuống vé (boarding pass), hay thanh toán bữa ăn ở nhà hàng KFC…
Theo các nhà phân tích, nhận diện khuôn mặt có thể vượt qua các phương pháp nhận diện khác đang được dùng cho thanh toán, như nhận diện vân tay hay mã QR. Tuy nhiên, dự án của Chính phủ Trung Quốc đã khiến một số chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI) lo ngại.
Giáo sư Cheng Mingming thuộc ngành khoa học máy tính, Đại học Nankai ở Thiên Tân, nói rằng với tiến bộ công nghệ, lượng dữ liệu khổng lồ như vậy có thể được chứa trong những ổ đĩa nhỏ, dễ dàng mang đi, theo đó làm gia tăng nguy cơ bị đánh cắp.
Ông Cheng nói, một ổ đĩa thương mại có kích thước bằng lòng bàn tay hiện nay có thể chứa 10 terabyte dữ liệu hoặc hơn và ai đó có thể “đặt nó trong một cái cặp và xách lên máy bay”. “Nếu dữ liệu khuôn mặt và các thông tin cá nhân bị đánh cắp và tung lên mạng Internet, chuyện lớn sẽ xảy ra”, ông nói.
Tuy nhiên, Isvision, công ty cung cấp hệ thống an ninh cho Bộ Công an Trung Quốc phủ nhận khả năng này. “Việc tải toàn bộ dữ liệu này cũng khó như phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Việc đó đòi hỏi nhiều quan chức cấp cao cùng lúc cắm và vặn chìa khó”, đại diện của công ty này nói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"