Trước cả khi viên thiên thạch định mệnh đâm xuống Trái Đất, khủng long đã nhiễm độc thủy ngân nặng

    Nguyễn Đàng,  

    66 triệu năm về trước, núi lửa phun trào hàng loạt thải ra một lượng lớn thủy ngân cực độc.

    Theo một báo cáo khoa học mới, trước khi quả thiên thạch nổi tiếng đâm vào Trái Đất, các loài khủng long đã phải vật lộn để sinh tồn do lượng thủy ngân tăng cao đột xuất vì núi lửa phun trào.

    Theo như lời tuyên bố đi kèm báo cáo, nhờ nghiên cứu vỏ sò hóa thạch từ khắp nơi trên thế giới, các nhà khoa học đã khám phá ra được "những yếu tố chứng tỏ sự nóng lên đột ngột của đại dương và sự tăng trưởng rõ rệt của nồng độ thủy ngân". Hiện tượng này xảy ra bởi sự phun trào hàng loạt của dãy núi lửa Bẫy Deccan ở Ấn Độ.

    "Lần đầu tiên, chúng ta có khả năng tìm hiểu về các tác động đặc biệt của dãy núi lửa Bẫy Deccan đến khí hậu và môi trường chỉ bằng cách phân tích một loại vật liệu", Kyle Meyer nói, tác giả của báo cáo khoa học.

    "Chúng tôi đã rất bất ngờ khi phát hiện ra rằng mẫu vật vừa mang những dấu hiệu chứng tỏ sự nóng lên đột ngột của biển đồng thời sở hữu nồng độ thủy ngân cực cao, bằng với nồng độ của một vụ rò rỉ thủy ngân từ nhà máy công nghiệp ở thời hiện đại".

    Trước cả khi viên thiên thạch định mệnh đâm xuống Trái Đất, khủng long đã nhiễm độc thủy ngân nặng - Ảnh 1.

    Dãy Bẫy Deccan

    Bản báo cáo khoa học được xuất bản trên tạp chí khoa học uy tín Nature Communications.

    Nồng độ của thủy ngân bên trong những chiếc vỏ sò cổ xưa này bằng với nồng độ của những chiếc vỏ sò thu được ở khu ô nhiễm trên con sông Nam thuộc bang Virginia, Mỹ. Sierra Petersen, đồng tác giả của bản báo cáo, nói rằng chính quyền đã cấm câu cá ở khu vực sông Nam do nồng độ thủy ngân cao.

    "Nồng độ thủy ngân dị thường đã được ghi nhận tồn tại trong các lớp trầm tích, nhưng chưa bao giờ chúng xuất hiện trong các vỏ sò", Petersen nói.

    "Chỉ bằng cách phân tích loại mẫu vật này, chúng ta đã khám phá ra được rất nhiều điều về khí hậu và núi lửa. Thông qua đó giúp giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến các sự kiện lịch sử. Thế nên, một trong những phát kiến quan trọng của bản báo cáo là nó đã trở thành bằng chứng khoa học cho các giả thiết".

    Thủy ngân là kim loại mang độc tính cực cao, không chỉ gây hại cho con người mà còn cả sinh vật biển và động vật hoang dã. Việc núi lửa phun trào là một trong những nguyên nhân lớn tạo ra thủy ngân. Những vỏ sò hóa thạch chứa nhiều thủy ngân đã chỉ ra rằng rất có thể độc tính của thủy ngân đã có tác động rất tiêu cực đến các loài khủng long.

    Trước cả khi viên thiên thạch định mệnh đâm xuống Trái Đất, khủng long đã nhiễm độc thủy ngân nặng - Ảnh 2.

    Vỏ sò hóa thạch

    Báo cáo mới này làm sáng tỏ thời gian và cả quy mô của màn phun trào núi lửa ở Bẫy Deccan, đồng thời liên hệ đến sự thay đổi của khí hậu khi ấy. Theo lời của các tác giả, "đây là một phát kiến rất quan trọng"

    Vụ phun trào hàng loạt rất có thể đã xảy ra hàng ngàn năm trước khi quả thiên thạch kia đâm xuống Trái Đất, vào khoảng 66 triệu năm về trước. Nó được tin là nguyên nhân tạo ra phần lớn mảng lục địa phía Tây của Ấn Độ.

    Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu thêm về khoảng thời gian tuyệt chủng của loài khủng long và cả quả thiên thạch. Theo một báo cáo vào tháng 10, quả thiên thạch đã đâm vào Trái Đất và xóa đi khoảng 75% mọi giống loài trên hành tinh này, rất có thể đã axit hóa đại dương.

    Một báo cáo khác, xuất bản vào tháng một, mang một giả thuyết nói rằng sự va chạm của quả thiên thạch đồng thời tạo ra một đợt sóng thần hoành hành khắp thế giới có độ cao lên đến 1.500 mét.

    Theo New York Post


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày