Những loại "giấy vệ sinh cổ đại" được sử dụng bởi thương lái trên Con Đường Tơ Lụa và những thương lái ấy đã giúp phát tán bệnh truyền nhiễm trong quá khứ.
Con Đường Tơ Lụa là mạng lưới đường xá nổi tiếng, luân chuyển những xa xỉ phẩm hàng đầu giữa phương Đông và phương Tây, xuyên qua trung Á nối liền Trung Quốc với Địa Trung Hải.
Thời đầu, dưới Hán triều, con đường này chủ yếu để vận chuyển tơ lụa và từ đó mới có cái tên đầy tính biểu tượng như vậy. Nhanh chóng phát triển, Con Đường Tơ Lụa mở rộng mặt hàng vận chuyển lên những thứ quý giá hơn như đá quý, vàng bạc và nhiều loại gia vị nổi tiếng. Điểm đến của con đường này là Ai Cập, rồi tới Hy Lạp cổ đại, thành Rome và dần dần tới toàn bộ châu Âu thời Trung Cổ.
Nhưng một nghiên cứu về một cái toa lét 2.000 tuổi ở sa mạc bắc Đông Bắc Trung Quốc đã chỉ ra rằng Con Đường Tơ Lụa còn vận chuyển một thứ khác: đó là bệnh truyền nhiễm.
Que vệ sinh cá nhân được sử dụng khi mà người ta chưa có giấy vệ sinh.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng về dịch bệnh lan truyền trên Con Đường Tơ Lụa nổi tiếng, gây ra bởi chính những thương lái đi trên con đường này. Họ tìm thấy trứng của giun kí sinh trong những phần phân còn vương lại trên những “công cụ” mà họ dùng để chùi mỗi khi đi vệ sinh xong, “que chùi cá nhân” là cách các nhà khảo cổ gọi loại “giấy vệ sinh cổ đại” này.
Các nhà khảo cổ đã tiến hành phân tích những mẫu phân cổ và phát hiện ra trứng của bốn loài giun sán kí sinh vẫn còn tồn tại trên những “cây gậy vệ sinh này”. Và các nghiên cứu cho thấy rằng có ít nhất một loài kí sinh trùng đã phát tán rộng rãi trên Con Đường Tơ Lụa, từ một địa điểm xa nơi đây hơn 1.600 km.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng việc người ta, ở đây cụ thể là các thương lái, di chuyển vòng quanh thế giới, tốt cho nền kinh tế nhưng lại đi kèm với một “tác dụng phụ không mong muốn”, đó là phát tán dịch bệnh toàn cầu.
Nhưng cũng không thể đổ tội hoàn toàn cho họ được. Như lời giáo sư Piers Mitchell, nhà nhân loại học tại Đại học Cambridge, người đứng đầu nghiên cứu này nói: "Cho tới trước thời điểm này, không có bằng chứng nào chỉ ra rằng Con Đường Tơ Lụa là nguồn căn của việc phát tán bệnh truyền nhiễm toàn cầu. Con đường lây lan từ châu Á sang châu Âu rất có thể là qua miền Nam Ấn, qua Mông Cổ hay thậm chí cả những con đường phía Bắc nước Nga".
Một nhà vệ sinh cổ đại được tìm thấy tại di tích của Xuanquanzhi, nằm trong lòng chảo Tamrin phía Đông Bắc Trung Quốc. Di tích này được cho là một trạm nghỉ trên Con Đường Tơ Lụa, trở nên hưng thịnh vào triều đại nhà Hán.
Trứng của loài sán sông Trung Quốc, có thể đã đi tới gần 2.000 km để tới được đây.
Khi khai quật khu vực Xuanquanzhi, giáo sư Mitchell và đồng nghiệp phát hiện ra những que vệ sinh cá nhân trong khu vực nhà vệ sinh. Đầu que được gắn một tấm vải, và người ta sử dụng que vải đó để chùi hậu môn sau khi đi vệ sinh.
Sử dụng kính hiển vi, các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu phân còn sót lại và tìm ra giun tròn, giun tóc, giun dẹp và loài sán sông Trung Hoa (một loài sán gây đau bụng dữ dội, tiêu chảy, vàng da và ung thư gan, loài sán này cần những khu vực ẩm ướt nhiều sông hồ để có thể hoàn tất được vòng đời của mình).
Ở bên rìa sa mạc thì những loài sán Trung Quốc này khó có cơ hội sinh nở và phát tán. Những địa điểm tồn tại các loài sán này cách địa điểm Xuanquanzhi ít nhất 1.500 km và nơi đông đảo chủng loài này nhất là tỉnh Quảng Đông, cách nơi đây gần 2.000 km.
Khu khai quật Xuanquanzhi.
Giáo sư Mitchell nói: “Việc tìm thấy bằng chứng của những loài sán này chứng tỏ rằng người ta đã tới từ khu vực nào đó của Trung Quốc có rất nhiều nước, nơi có đông đảo những mầm bệnh này. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy lữ khách trên Con Đường Tơ Lụa chịu trách nhiệm cho việc phán tán bệnh dịch trong quá khứ”.
Giáo sư còn nói thêm, sau 2.000 năm dài, đa số mẫu phân đã phân hủy hết nhưng họ vẫn còn tìm thấy được những mẫu phân khô còn vương lại trên mảnh vải cuốn ở đầu “gậy vệ sinh cá nhân”.
Có vẻ như trong quá khứ, thương lái trên con đường nổi tiếng này mang nhiều thứ hơn là hàng hóa trao đổi quý giá và chính Con Đường Tơ Lụa nổi tiếng cũng là con đường phát tán bệnh truyền nhiễm.
Mặc dù loài sán sông Trung Quốc kia không thể phát tán tại đất châu Âu, do chúng cần những điều kiện khí hậu nhất định để sinh sôi nhưng những loài sán này sinh sôi. Nhưng không thể phủ nhận rằng những bệnh truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người khác đã xảy ra và những thương lái trên Con Đường Tơ Lụa đã giúp phát tán chúng.
Que buộc vải ở một đầu là công cụ chùi hậu môn của người xưa.
Trong quá khứ, các nhà khoa học đã đặt nhiều nghi ngờ rằng chính tuyến đường giao thương nổi tiếng này là công cụ phát tán bệnh dịch trong quá khứ và với những bằng chứng chắc nịch của những nghiên cứu mới này, thủ phạm phát tán bệnh trên diện rộng đã cuối cùng phải bước ra ánh sáng.
Như giáo sư Hui-Yuan Yeh, nhà khảo cổ học Trung Quốc tại Viện Văn hóa và Khảo cổ tại tỉnh Lan Châu, nói: “Khi lần đầu tiên tôi nhìn thấy những con sán sông Trung Quốc dưới kính hiển vi, tôi biết ngay rằng đây là một khám phá cực kì lớn trong lịch sử ngành khảo cổ”.
Tham khảo DailyMail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android