Trường hợp bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chip trong năm 2023, nếu không sẽ bị xử phạt!
Theo quy định pháp luật có 3 trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ căn cước công dân vào năm 2023.
- Biết tin mình sắp trở nên "lỗi thời", WinRAR phản ứng như thế nào
- Loạt động thái thách đấu của Meta trước thềm sự kiện Apple: Mark Zuckerberg đổi ảnh đại diện, hạ giá bán kính VR
- 'Ham' lãi cao, khách hàng gặp cảnh trớ trêu khi dùng tài khoản tiết kiệm của Apple: Rút tiền không được, chuyển tiền đi cũng không xong
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) cho biết, hiện nay không có bất cứ văn bản pháp quy nào quy định chấm dứt giá trị sử dụng của thẻ chứng minh nhân dân hay căn cước công dân mã vạch (không gắn chip).
Do đó, các thẻ này vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Với chứng minh nhân dân loại cũ có giá trị sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp. Trong khi đó, với căn cước công dân 12 số mã vạch, thời hạn sử dụng được ghi ở mặt trước của thẻ căn cước.
Căn cước công dân gắn chip là giấy tờ chứng minh nhân thân quan trọng của công dân (Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, theo đại diện C06, Bộ Công an khuyến cáo, người dân nên sớm thực hiện các thủ tục chuyển sang thẻ căn cước công dân gắn chip để sử dụng được thuận tiện, hưởng các lợi ích. Thẻ căn cước công dân gắn chip có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm.
Những trường hợp nào bắt buộc phải làm CCCD gắn chip?
Căn cứ Điều 21, Điều 23 Nghị định 59/2014/QH13, 8 trường hợp đang sử dụng CCCD sau đây phải đổi, xin cấp lại CCCD gắn chíp điện tử, nếu không sẽ bị phạt:
- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên.
- Thay đổi đặc điểm nhân dạng.
- Xác định lại giới tính, quê quán.
- Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD.
- Bị mất thẻ Căn cước công dân.
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Ngoài ra, có 6 trường hợp đang sử dụng Chứng minh nhân dân (CMND) phải đổi sang CCCD gắn chíp điện tử theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP:
- CMND hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA).
- CMND hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
- Bị mất CMND.
Những trường hợp bắt buộc đổi sang CCCD gắn chip trong năm 2023
Căn cước công dân gắn chíp là giấy tờ chứng minh nhân thân quan trọng của công dân. Công dân Việt Nam được cấp thẻ CCCD lần đầu khi đủ 14 tuổi trở lên.
Sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp người dân được hưởng nhiều lợi ích (Ảnh minh hoạ)
Giống với CMND thì CCCD cũng có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, thay vì CMND có giá trị sử dụng 15 năm thì CCCD lại có giá trị sử dụng đến những độ tuổi nhất định, đến độ tuổi đó bắt buộc người dân phải đi đổi thẻ CCCD mới.
Điều 21 Luật CCCD 2014 có quy định về độ tuổi phải đổi thẻ CCCD. Theo đó, thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước những độ tuổi quy định trên thì vẫn còn giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Theo đó, tính đến năm 2023 thì những người sinh vào các năm 1998, 1983 và 1963 đã lần lượt trở thành công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Như vậy, những người thuộc các năm sinh trên bắt buộc phải đổi thẻ CCCD mới (tức CCCD gắn chíp) trong năm 2023.
Tuy nhiên, nếu những người sinh vào các năm trên đã đổi thẻ CCCD mới từ năm 2021 thì vẫn được tiếp tục sử dụng thẻ này cho tới độ tuổi cần đổi thẻ tiếp theo. Đặc biệt, đối với người sinh năm 1963 đã đổi thẻ CCCD mới từ năm 2021 sẽ được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời.
Ngoài ra, tại Điều 2 Nghị định 05/1999, CMND chỉ có giá trị trong vòng 15 năm. Vì thế, những người đang sử dụng CMND được cấp từ năm 2008 trở về trước cũng cần chú ý để làm CCCD mới.
Không đổi căn cước công dân gắn chip đúng quy định bị phạt bao nhiêu?
Đối với vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy CMND, CMND hoặc thẻ CCCD, tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Trường hợp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cũng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng (Ảnh minh hoạ)
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Không xuất trình Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMMD khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
- Không nộp lại Giấy CMND, CMND hoặc thẻ CCCD cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy CMND, CMND hoặc thẻ CCCD cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, nếu thuộc một trong số những trường hợp đã nêu trên mà không đổi sang thẻ CCCD gắn chip, người dân có thể bị phạt số tiền lên đến 500.000 đồng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?