Từ bức email lừa đảo kêu gọi giải cứu phi hành gia Nigeria mắc kẹt trên vũ trụ 26 năm đến thực tế
Và về lý thuyết, thì họ vốn đã một lần đưa người lên vũ trụ.
Tuần vừa rồi, Nigeria công bố rằng họ sẽ đưa một phi hành gia lên vũ trụ năm 2030. Tin này vốn không phải là một trò đùa. Thực sự, bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ NigeriaOgbonnaya Onu đã nói rằng Nigeria sẽ góp mặt vào liên minh đang lớn mạnh dần của những quốc gia đặt chân lên vũ trụ, hiện giờ gồm có Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Nga, và Mỹ, và 22 quốc gia thành viên của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.
Thông báo này vốn mang tới hai khía cạnh rất lạ lẫm. Điều đầu tiên, về lý thuyết, Nigeria vốn đã từng đưa con người lên vũ trụ.
Năm 2006, nước này đưa một cô gái 17 tuổi lên một chuyến bay parabol – một máy bay phản lực sẽ đâm xuống rất nhanh tạo ra 30 giây không trọng lượng – và cô đã được gọi là một phi hành gia. Điều thứ hai chính là chẳng hề quá khó để có thể đưa một phi hành gia lên không gian. Bạn có thể làm những việc mà bất cứ những quốc gia Châu Âu và Ấn Độ và những quốc gia khác đã từng làm trước khi công nghệ tên lửa của riêng họ chín muồi, nghĩa là quá giang lên vũ trị từ một nước khác và nhận công lao về mình. Thực sự có rất nhiều người Nigeria, bao gồm cả những phi công, có đủ khả năng để bay tới trạm ISS ngay ngày mai nếu như năng lực hàng không vũ trụ cho phép.
Stella Felix (phải) đã được gọi là phi hành gia sau một chuyến bay parabol.
Nhưng rõ ràng với thông báo lần này, ngài bộ trưởng có lẽ muốn chỉ ra rằng Nigeria chuẩn bị để đưa người lên vũ trụ từ chính tên lửa của họ, phát triển từ chính sự chất phác và bí quyết của riêng họ - một tuyên bố đầy tính táo bạo. Và đáng trân trọng hơn, khi ngài bộ trưởng đã thông báo nỗ lực đó trong khi tới thăm Cơ quan Quốc phòng Vũ trụ mới tại Abuja bởi, thực tế, mọi chương trình hàng không vũ trụ trên thế giới đều gắn chặt với quân đội.
Những cơ quan vũ trụ lớn nói rằng họ sẵn sàng chia sẻ kiến thức về kỹ thuật với những nước đang phát triển nhưng dường như họ vẫn giữ lại những thông tin chính bởì lý do quân sự. Vì thế Nigeria, nền kinh tế lớn nhất Châu Phi, đã bắt tay với Trung Quốc để phóng vệ tinh của họ - bởi gã khổng lồ Châu Á đã hứa hẹn đào tạo nhân sự Nigeria để họ có thể tự phóng vệ tinh của mình trong lần tới. (Mặc dù đã thất bại, nhưng dù sao thì cũng được đền bù bảo hiểm.)
Tuy nhiên chuyện này cũng chẳng dễ dàng gì. Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không vũ trụ Quốc gia của Nigeria cũng đã có được một vài thành tựu, nhưng chương trình này cũng không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính phủ và dường như đó là một sự thất bại từ phía lãnh đạo. Sự thất bại này chính là thất bại của trí tưởng tượng: không thể nhìn xa hơn những gì người khác đem lại, không thể nhìn xa hơn lợi ích trước mắt của mình, và coi thường tài năng của những nền văn hóa của chính họ.
Bơm thêm nhiều tiền vào chương trình hàng không vũ trụ chẳng hề cho phép bất cứ phi hành gia nào có thể cất cánh nếu như trong túi họ vẫn nặng trĩu tiền. Tiền, nếu nó tới, sẽ phải được chi tiêu cho những lý do chính đáng.
Đây không hề là một trò bịp
Công bố của Nigeria là rất quả quyết và có lẽ còn là cần thiết nếu bạn nhìn lại những email lừa bịp từng tạo ra một cơn sốt nhẹ trên Internet tại Châu Âu và Mỹ. Email này tuyên bố rằng em họ của một nhà khoa học Nigeria chính là người Châu Phi đầu tiên bay lên vũ trụ, nhưng đã bị mắc kẹt trên một trạm vũ trụ Liên Xô bí mật khi chỗ của anh ta khi quay lại Trái Đất đã bị lấp đầy bởi hàng hóa sau sự sụp đổ của Liên Xô. Tác giả, “Tiến sĩ Bakare Tunde”, đã kêu gọi tổng cộng 3 triệu USD để giải cứu em họ của mình, người đã ở trên vũ trụ từ năm 1990. (Hẳn 26 năm.)
Trò bịp này đã xuất hiện trên internet từ năm 2004, sau khi một ai đó quyết định chia sẻ nó lên Facebook, và thế là nó đã lại trở nên lan tỏa vào 12 năm sau khi xuất hiện.
Nhưng khi đánh giá bức thư này một cách khách quan, thì câu chuyện này thực sự được nghiên cứu rất kỹ, cũng y như sự lố bịch của nó vậy. Thực ra Nigeria vốn có một Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không vũ trụ Quốc gia, như đã nói tới ở trên. Quốc gia này cũng có tiếng tăm về việc tung ra những email lừa bịp một cách thái quá, đôi khi được gọi là trò bịp 419, chính là điều luật truy tố tội phạm trực tuyến tại Nigeria. Câu chuyện nhà phi hành gia là người Châu Phi có thể khiến bức thư nghe vô lý nhưng nhiều nạn nhân của nó lại tin.
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không vũ trụ Quốc gia Nigeria.
Và câu hỏi đặt ra là, nếu email bịp này đã 12 năm tuổi, tại sao nó lại gây sốt trở lại? Đơn giản bởi chúng ta là một giống loài online nhẹ dạ và sẽ bấm vào bất cứ thứ gì – và rõ ràng những hoài nghi về sự ngây ngô của cư dân mạng vẫn luôn tồn tại. Nhưng lần nữa, ta lại phải có lời khen cho tác giả. Ông/bà ta đã viết email đó từ góc nhìn của một nhà khoa học Nigeria theo một cách thuyết phục – tin rằng người đọc vốn biết rằng cơ quan không gian đó là thật – và câu chuyện chỉ trở nên ngu ngốc khi tác giả tưởng tượng về lý do nhà phi hành gia bị kẹt lại, rằng có một trạm vũ trụ Liên Xô bí mật đang quay xung quanh Trái đất.
Trò bịp này khá vui bởi ta chẳng thể hình dung ra việc người Nigeria sẽ bay lên vũ trụ bằng chính sức mình? Đó có thể là một bản cáo trạng đầy rắc rối về tiến bộ của Châu Phi, hay ít nhất là về nhận thức của chúng ta về tiến bộ của Châu Phi, bởi, thực sự đã có rất nhiều tiến bộ, đặc biệt là trong công nghệ. Hay trò bịp này đem lại niềm vui bởi ta biết rằng nếu phi hành gia đó sống trên vũ trụ 26 năm, cấu trúc xương của ông ta sẽ tàn lụi, và cơ thể ông sẽ chẳng khác gì một miếng pancake chẳng còn chút xương hay cơ bắp nào.
Bộ trưởng Onu cũng đã trả lời câu hỏi đầu tiên cho chúng ta, bằng việc chỉ ra đầy rõ ràng rằng Nigeria có đủ năng lực và tham vọng để bay lên vũ trụ. Đây là một giấc mơ sẽ thành hiện thực có thể làm bùng lên tâm trí của thế hệ tương lai. Mục tiêu tiếp theo của ngài bộ trưởng không chỉ là đưa một người Nigeria lên vũ trụ, mà còn phải chắc chắn rằng không ai bị thất lạc, bởi sự thật khi đó đôi khi còn lạ lẫm hơn cả điều hư cấu.
Theo Qz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI