Từ chủ lực về con số 0 tròn trĩnh, Trung Quốc cấm xuất khẩu 2 khoáng sản quan trọng đẩy ngành bán dẫn toàn cầu vào thế khó
Xuất khẩu của Trung Quốc với 2 khoáng sản hiếm quan trọng cho ngành công nghiệp bán dẫn đã giảm xuống 0 trong tháng 8, chỉ 1 tháng sau khi Bắc Kinh áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu vì lý do an ninh quốc gia.
Liên minh Nguyên liệu thô chủ chốt của ngành bán dẫn cho biết Trung Quốc xuất khẩu khoẳng 80% gali và 60% gecmani của toàn thế giới. Tuy nhiên, kể từ tháng trước, Trung Quốc đã cắt hoàn toàn nguồn cung với 2 loại khoáng sản này trong tháng 8, dẫn tới con số xuất khẩu về 0. Trước đó, trong tháng 7, Trung Quốc chỉ xuất 5,15 tấn gali và 8,1 tấn germanium.
Trong tháng 7, Trung Quốc khẳng định 2 nguyên tố này, vốn được dùng phổ biến trong nhiều sản phẩm như máy tính và tấm pin mặt trời, sẽ chịu sự quản lý trong xuất khẩu để bảo vệ “an ninh và lợi ích quốc gia”. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu cần giấy phép từ Bộ Thương mại Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo ngày 21/9, ông He Yadong, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết cơ quan này đã cấp giấy phép xuất khẩu 2 nguyên liệu này. Tuy nhiên, ông He không nói rõ bao nhiêu giấy phép đã được cấp hay có bao nhiêu doanh nghiệp nộp đơn xin xuất khẩu.
Nhiều nhà phân tích cho rằng động thái của Trung Quốc với Gali và Gecmani nhằm đáp trả các biện pháp hạn chế xuất khẩu mà Mỹ và phương Tây áp đặt với mặt hàng chip cũng như máy móc ngành chip nhằm vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế xuất khẩu cũng đã tác động tới các nhà sản xuất. Giá gali ở Trung Quốc đã giảm khi hàng tồn kho cao. Hôm 21/9, giá gali giao ngay chỉ là 1.900 tệ/tấn (260 USD), thấp hơn gần 20% so với đầu tháng 7 Giá germanium, thì tăng nhẹ do nguồn cung khan hiếm, lên 10.050 tệ (1.376 USD)/tấn.
Tham khảo: CNN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"