Từ đổi trả quà tặng đến thức ăn khổng lồ, 8 thứ này khiến nước Mỹ trở nên lạ lẫm với du khách
Cuộc sống thường nhật ở Xứ sở Cờ hoa có thể khiến du khách bỡ ngỡ theo nhiều cách, từ mua tạp chí và đồ ăn trong hiệu thuốc cho đến tất cả mọi thứ đều có phiên bản chiên rán...
Nhà vệ sinh công cộng ở Mỹ có khoảng hở rất lớn
Khi đến Mỹ, nhiều du khách đã bất ngờ khi nhà vệ sinh công cộng ở đây có vẻ ít... riêng tư hơn các quốc gia khác. Tất cả vì khoảng hở chiếm tới 1/4 cánh cửa mỗi buồng vệ sinh.
Vấn đề này đã gây tranh cãi trong nhiều năm qua, tuy nhiên vẫn chưa có câu trả lời nào khiến internet cảm thấy thỏa mãn: Có người cho rằng khe hở lớn như vậy để dễ dàng dọn dẹp; người lại khẳng định do vấn đề an toàn, dễ dàng kéo người bị ngất xỉu ra khỏi nhà vệ sinh hoặc dễ dàng phát hiện những hành vi không phù hợp.
Đồ ăn gì cũng có cỡ siêu lớn
Khi nhắc đến chuyện ăn uống ở Mỹ, người dân có vẻ rất thích thú với những thứ cỡ lớn.
Nhiều nhà hàng và chuỗi đồ ăn nhanh ở Mỹ nổi tiếng vì những loại burger nặng tới 1,5kg hay pizza cỡ 1,2m. Nói chung, có vô số món ăn khổng lồ khiến du khách bị sốc.
Nếu bạn kiên quyết muốn thử những thứ nói trên khi đến Mỹ, hãy tìm nhà hàng Mallie’s Sports Bar & Grill, nơi họ phục vụ loại burger lớn nhất thế giới, nặng 150kg.
Mọi món ăn đều có phiên bản chiên rán
Lịch sử đã ghi nhận, những công thức món tẩm bột chiên (deep-fried) đầu tiên trên thế giới được tìm thấy trong sách dạy nấu ăn của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ thế kỷ 13.
Có lẽ, ông tổ đồ chiên cũng không thể ngờ được, công thức của mình lại tồn tại cho đến thế kỷ 21 và được người Mỹ áp dụng triệt để vào mọi nguyên liệu: Từ trái cây, rau, bánh quy, dưa chuột muối, chocolate và thậm chí có cả kẹo cao su chiên...
Hầu hết các loại tiền xu ở Mỹ không hiển thị giá trị bằng số nhưng có tên gọi khá phức tạp
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tiền xu có tên gọi giống như loại tiền tệ của nước đó, hiển thị rõ giá trị trên cả 2 mặt. Tuy nhiên, ở Mỹ lại không như thế.
Đồng xu 1 cent được gọi là "penny", theo tiếng Anh, trong khi đó 5 cent lại là "nickel" vì nó được làm từ niken.
Còn đồng xu 10 cent là "dime", mô-đi-phê theo tiếng Latin, đồng 25 cent lại là "quarter" vì giá trị của nó bằng 1/4 của 1 USD.
Bảng giá đồ đạc chưa bao gồm thuế
Du khách mới đến Mỹ thường cảm thấy bất ngờ trong lần đầu đi mua sắm.
Giá bán ghi trên sản phẩm không phải là giá cuối vì các loại thuế sẽ được thêm vào hóa đơn tổng tại quầy thanh toán. Ngoài ra, mỗi bang lại quy định thuế tiêu dùng khác nhau nên cách tính tiền khá phức tạp.
Mua bánh kẹo, đồ ăn vặt, tạp chí... trong hiệu thuốc là chuyện bình thường
Trên thực tế, bất cứ du khách nào cũng có thể nhầm hiệu thuốc ở Mỹ với siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi.
Bên cạnh sản phẩm y tế, hiệu thuốc ở Mỹ bán cả snack, nước hoa, mỹ phẩm, tạp chí, đồ chơi... và mở cửa 24/24. Thật sự không khác cửa hàng tiện lợi là mấy.
Được tặng quà nhưng không thích, có thể đem thẳng ra cửa hàng đổi lấy tiền
Được tặng giày dép, quần áo nhưng không hợp style? Vô tư đi, ở Mỹ việc đổi trả hàng hóa rất dễ dàng, ngay cả với những thứ bạn không bỏ tiền ra mua.
Có những ngày "National Return Days", thường rơi vào tháng 1 để người người có thể đem đổi trả những món quà mình không thích từ dịp Giáng Sinh.
Kể cả không có hóa đơn, nhiều cửa hàng vẫn cho khách trả hàng nhờ những loại code đặc biệt được tích hợp. Tuy nhiên, cần đọc kỹ điều khoản đổi trả hàng trước khi thanh toán vì mỗi nơi một khác.
Người Mỹ bo rất nhiều, dịch vụ nào cũng có thể bo cho nhân viên
Bo là cách để nói rằng bạn cảm thấy hài lòng với dịch vụ, điều này rất phổ biến và không chỉ có ở Mỹ.
Tuy nhiên, người Mỹ thường bo rất mạnh tay, thậm chí lên tới 25% tổng hóa đơn. Từ lễ tân, tài xế taxi, nhân viên phục vụ... Tóm lại cứ là dịch vụ sẽ có tiền bo.
Theo B.S
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín