Tự mình thoát cảnh tuyệt chủng, loài chim tiến hóa lần nữa để xuất hiện lại sau 136.000 năm
Theo các nhà khoa học, chúng đã tự lặp lại quá trình tiến hóa và xuất hiện một lần nữa trên Trái đất.
Như là được hồi sinh, loài chim gà nước cổ trắng trước đây đã bị tuyệt chủng bỗng dưng sống dậy khiến các nhà khoa học phải bối rối. Bị xóa sổ khỏi Trái đất 136.000 năm trước, loài chim nhìn giống gà này giờ đã quay trở lại trên chính hòn đảo mà chúng từng sống. Theo các nhà khoa học, chúng đã tự lặp lại quá trình tiến hóa và xuất hiện một lần nữa trên Trái đất.
Gà nước cổ trắng
Tổ tiên gà nước cổ trắng đã xâm chiếm đảo san hô Aldabra ở Ấn Độ Dương. Cuối cùng, chúng tiến hóa và trở thành loài chim không bay được. Điều thú vị là các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hóa thạch trước và sau khi loài gà nước này bị tuyệt chủng. Họ phát hiện ra rằng loài chim này xuất hiện trở lại khi mực nước của đảo san hô Aldabra lại hạ xuống. Và vài nghìn năm sau, loài chim này lại tiếp tục mất khả năng bay để trở thành gà nước cổ trắng.
Nếu bạn định làm một chuyến du lịch đến Đảo san hô Aldabra, bạn sẽ thấy loài gà nước dễ thương này đang sinh sôi mạnh mẽ. Vậy làm thế nào để chúng có thể trở về từ cõi chết như vậy? Quá trình quyết định sự hồi sinh của gà nước cổ trắng được gọi là hiện tượng tiến hóa lặp lại.
Hiện tượng tiến hóa lặp lại
Hiện tượng này là sự tiến hóa lặp đi lặp lại của các cấu trúc tương tự hoặc song song trong sự phát triển của cùng một dòng chính. Nói tóm lại, đó là sự tiến hóa lặp lại của một loài từ cùng một tổ tiên tại các thời điểm khác nhau trong lịch sử.
Tiến hóa là gì?
Hiện tượng tiến hóa lặp lại trên loài gà nước cổ trắng này là một sự kiện hiếm hoi và vô cùng quan trọng (theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Động vật học của Hiệp hội Linnean). Tại sao hiện tượng này có thể xảy ra? Các yếu tố môi trường như mực nước và toàn bộ quần thể sinh vật bao gồm sự vắng mặt của động vật ăn thịt trên đảo san hô này đã lặp lại, khiến loài gà nước cổ trắng hồi sinh.
Đồng tác giả nghiên cứu, David Martill, Đại học Portsmouth, cho biết: "Chúng tôi khẳng định không có loài gà nước nào tương tự nói riêng hoặc các loài chim nói chung, chứng minh hiện tượng này rất rõ ràng. Chỉ có trên đảo san hô Aldabra, nơi có kỷ lục cổ sinh học lâu đời nhất của bất kỳ đảo đại dương nào trong khu vực Ấn Độ Dương, là bằng chứng hóa thạch có sẵn cho thấy tác động lớn của việc thay đổi mực nước biển đối với các sự kiện tuyệt chủng và tái sinh.”
Thật là kỳ diệu!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming