Từ nay, hàng triệu người đã có căn cước điện tử, coi chừng bị khóa vì những lý do này
Căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
- Không quét được CCCD để xác thực sinh trắc học, phải làm thế nào?
- Đã tìm ra cách sửa lỗi quét CCCD bằng NFC cho người dùng iPhone
- Người dùng Việt kêu trời vì iPhone quét NFC CCCD xác thực ngân hàng mãi không xong, chuyển sang Android thì "phút mốt"
- Không chỉ ảnh CCCD, ảnh thẻ ngân hàng, 4 thứ này cũng tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại
- Sử dụng CCCD gắn chip, người dân tránh làm 3 điều này để không mất tiền oan
Căn cước điện tử là gì?
Từ ngày 01/7/2024, đối với công dân đã có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thì ứng dụng VNeID đã hiển thị căn cước điện tử.
Để xem căn cước điện tử trên VNeID thì công dân thực hiện các bước sau: Cập nhật ứng dụng VNeID lên phiên bản 2.1.7. Vào mục ví giấy tờ, căn cước điện tử được hiển thị tại tại mục này, công dân bấm xem thông tin chi tiết và sau đó nhập passcode để xem được tất cả các thông tin trên căn cước điện tử.
Việc sử dụng căn cước điện tử thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của công dân có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước còn hiệu lực trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.
Trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, thực hiện các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử.
Những trường hợp nào sẽ bị khóa căn cước điện tử?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Căn cước quy định căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp như sau:
Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;
Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;
Khi người được cấp căn cước điện tử chết;
Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Luật Căn cước quy định căn cước điện tử được mở khóa trong các trường hợp sau đây:
Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa;
Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được trả lại thẻ căn cước;
Khi cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa.
Đồng thời, khi khóa căn cước điện tử đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý căn cước phải thông báo ngay cho người bị khóa căn cước điện tử.
Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền khóa, mở khóa căn cước điện tử.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"