Từ sinh viên xuất sắc của MIT, người phụ nữ làm rung chuyển ngành công nghệ chip: Đưa công ty khỏi bờ vực phá sản, trở thành huyền thoại chấn động ngành công nghệ
"Nữ hoàng thép" Tô Tư Phong đã đưa AMD vực dậy khỏi bờ vực phá sản, trở thành một huyền thoại gây chấn động ngành công nghệ.
- Mỹ có thể đánh chìm con tàu lịch sử để tạo rạn san hô nhân tạo lớn nhất thế giới
- Từng cấm TikTok Shop, nước ASEAN tiếp tục cấm thêm một sàn thương mại điện tử
- Tất cả ứng dụng đo huyết áp trên điện thoại đều là "trò bịp", chỉ trừ ứng dụng Android này, nhưng tại sao nó chưa có trên iPhone?
- Năm 2024 rồi, nếu chưa sở hữu 148 con chip thì bạn đang nghèo hơn phần lớn dân số thế giới đấy
- Reviewer công nghệ “lão làng” Vinh Vật Vờ: Mua sản phẩm bị lừa nên quyết tâm làm review, 15 năm làm nghề chưa từng nghĩ phải kiếm nhiều tiền từ công việc
Tô Tư Phong (Lisa Su) là doanh nhân người Mỹ gốc Đài Loan, là Tổng Giám đốc điều hành của công ty sản xuất linh kiện bán dẫn đa quốc gia AMD. Bà còn từng là học giả của Học viện Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ, Chủ tịch Liên minh Bán dẫn Quốc tế kiêm cố vấn Khoa học và Công nghệ cho tổng thống Mỹ Joe Biden.
Sau khi bà nắm quyền điều hành công ty AMD vào năm 2014, bà đã đưa công ty từ bờ vực phá sản trở thành công ty sản xuất linh kiện bán dẫn lớn thứ 2 thế giới chỉ trong vòng 6 năm. Giá cổ phiếu của AMD đã tăng vọt, giá trị thị trường vượt mặt Intel, trở thành công ty dẫn đầu về chip.
Di cư sang Mỹ cùng gia đình khi mới 3 tuổi
Cha của Tô Tư Phong là ông Tô Xuân Hoài - sinh viên xuất sắc khoa Toán của Đại học Columbia. Được cha truyền cảm hứng và chỉ dạy từ nhỏ, Tô Tư Phong đã bộc lộ tính tò mò, ưa thích khám phá điều mới lạ. Không giống với những bé gái cùng trang lứa, Tô Tư Phong không hề có hứng thú với búp bê. Từ khi còn nhỏ, bà đã thường xuyên tháo dỡ đồ chơi điện tử của anh trai thành nhiều mảnh.
Tuy nhiên, thay vì tức giận với sự nghịch ngợm của con, cha mẹ của Tô Tư Phong lại động viên và khuyến khích bà. Nhận được sự hỗ trợ và ủng hộ từ gia đình, bà ngày càng nuôi dưỡng thêm niềm đam mê đối với khoa học và nghiên cứu. Bà thường xuyên trốn học để chạy khắp nơi tìm hiểu về mọi thứ.
Năm 14 tuổi, với thành tích xuất sắc, Tô Tư Phong đã được nhận vào trường trung học Khoa học Bronx ở New York. Đây là ngôi trường cấp 2 hàng đầu thế giới có 6 học sinh đạt giải Nobel. Trong những năm tháng học tập dưới ngôi trường danh giá này, Tô Tư Phong cũng đã thể hiện được năng lực khi giành được "Giải thưởng thiên tài khoa học Westinghouse", được mệnh danh là "Giải thưởng Nobel trẻ".
Sự xuất sắc của Tô Tư Phong còn được bộc lộ rõ thông qua việc bà được ưu tiên nhập học vào Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Theo lời khuyên của cha, bà chọn chuyên ngành khó nhất tại MIT - ngành Kỹ thuật điện. Tại lần thực tập đầu tiên, bà được mở rộng rộng tầm mắt trước một con chíp tuy nhỏ nhưng lại ẩn chứa công năng mạnh mẽ. Sau lần đó, bà quyết định chọn chip bán dẫn làm mục tiêu của cuộc đời và tiếp tục theo học Thạc sĩ và Tiến sĩ kỹ thuật điện tại MIT.
Biến những điều bình thường trở nên phi thường
Năm 1994, Tô Tư Phong tốt nghiệp Tiến sĩ ở tuổi 24 và trở thành chuyên gia Kỹ thuật tại Trung tâm bán dẫn Texas Instruments. Một năm sau, bà chuyển sang chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển quy trình chip đồng ở Tập đoàn Công nghệ máy tính đa quốc gia IBM. Bằng năng lực vượt trội của mình, bà đã sử dụng công nghệ silicon SOI. Đây trở thành bước đột phá, mở ra một cuộc cách mạng mang tính thời đại trong ngành công nghệ chip.
Nhờ đó, bà được thăng chức làm Giám đốc bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) tại IBM và Phó Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ truyền thông R&D. Đồng thời, bà cũng được bổ nhiệm thành trợ lý đắc lực của Chủ tịch IBM Gerstner - vị trí giúp bà có những kinh nghiệm quý giá trong việc phụ trách AMD ở tương lai. Không chỉ xuất sắc về mặt kỹ thuật, Tô Tư Phong còn trang bị cho mình kỹ năng đàm phán thành thạo. Hoạt động kinh doanh chip do bà đứng đầu liên tiếp trở thành đối tác với Sony, Microsoft và Nintendo.
Rời đi sau 12 năm cống hiến tại IBM, bà gia nhập Công ty linh kiện bán dẫn Freescale Semiconductor để thử thách bản thân. Tại đây, bà tham gia IPO, lãnh đạo nhóm phát triển máy đọc sách Kindle, mang lại khách hàng lớn cho công ty như Amazon… Với những đóng góp to lớn, bà được thăng chức lên Phó Chủ tịch cấp cao và tham gia quản trị nội bộ.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Vào năm 2012, AMD đang trong thời kỳ khủng hoảng do những hỗn loạn trong quản lý nội bộ, công nghệ không có sự bứt phá và những tác động bên ngoài từ đối thủ cạnh tranh Intel. Khi đó, AMD gánh trên vai một khoản nợ khổng lồ và đứng trên bờ vực phá sản. Dù đã sử dụng nhiều biện pháp để xoay chuyển cục diện khó khăn khi phải thay đến 4 CEO, tuy nhiên mọi nỗ lực đều trở nên vô ích.
Tại thời điểm đó, Tô Tư Phong đã vượt qua sự ổn định của công việc tại Freescale Semiconductor để trở thành CEO mới của AMD ở tuổi 51. Đối với người khác, đây là một quyết định điên rồ, chẳng khác nào "thiêu thân lao đầu vào lửa". Nhưng với Tô Tư Phong, chinh phục những thử thách khó nhằn luôn là phương châm sống của bà.
Sau khi nhậm chức, bà bay tới Beverly Hills để thăm người sáng lập AMD - ông Sanders. Sanders đã tin tưởng và động viên Tô Tư Phong, đem tới niềm tin và động lực to lớn cho bà. Ngay sau đó, Tô Tư Phong bắt đầu phác thảo kế hoạch phát triển chi tiết cho AMD.
Nước đi sáng suốt
Theo Tô Tư Phong, AMD đang ngày càng xa rời thị trường khi không bắt kịp xu hướng của thời đại và không có kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Do đó, một cuộc cải cách đã được thực hiện với 3 bước:
Bước 1, hợp lý hóa việc thiết lập bộ phận. Tô Tư Phong luôn có tính quyết đoán trong công việc. Bà đã thẳng tay cắt giảm các phòng ban dư thừa, sa thải gần 30% nhân viên theo kế hoạch. Đồng thời, bà thực hiện tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả quản lý, thuê các chuyên gia thiết kế chip cao cấp và các kiến trúc sư phát triển chip hiệu năng cao theo chu trình mới.
Bước 2, tạo ra sản phẩm chủ lực. Phát triển công nghệ cao là khả năng cạnh tranh thiết thực giúp AMD giành lại thị trường. Bà đã tập trung toàn bộ nguồn lực kỹ thuật của công ty và tập trung vào nghiên cứu bộ vi xử lý Zen. Sau bốn năm và hơn 2 triệu giờ công, sản phẩm công nghệ lõi Zen mới đã được phát triển thành công.
Bước 3, nâng cao niềm tin của khách hàng. Tô Tư Phong rất coi trọng phản hồi của thị trường và thường lên mạng để tìm hiểu đánh giá của khách hàng về các sản phẩm AMD. "Làm việc với khách hàng để tạo ra giá trị" luôn là quan niệm dịch vụ mà Tô Tư Phong tâm niệm.
Khi không có vốn để kinh doanh, bà đề nghị AMD hợp tác với Tongfu Microelectronics thành lập liên doanh, cấp phép công nghệ Zen cho liên doanh, chuyển nhượng 85% vốn cổ phần cho Tongfu Microelectronics đổi lấy 660 triệu USD cứu lấy công ty. Đối với vấn đề tìm kiếm khách hàng, bà dùng những mối liên hệ đã tích lũy được trong nhiều năm để gặp gỡ và thuyết phục không ngừng nghỉ để có thể giới thiệu sản phẩm.
Màn lội ngược tình thế ngoạn mục
Vào tháng 3 năm 2017, bộ xử lý AMD đầu tiên dựa trên kiến trúc Zen mới đã ra mắt, hiệu suất vượt trội và giá cả phải chăng đã giành được nhiều lời khen ngợi. Người dùng bắt đầu công nhận lại AMD và tin rằng trình độ kỹ thuật của hãng không kém gì Intel, hãng dẫn đầu về chip vào thời điểm đó. Sau mười năm, AMD cuối cùng cũng có lãi và Tô Tư Phong đã làm được điều mà 4 CEO trước đó không làm được.
Ngoài ra, AMD là nhà sản xuất duy nhất trên thế giới sản xuất cả CPU và GPU, sáng tạo tích hợp cả hai thành một con chip, giúp tiết kiệm đáng kể không gian và trọng lượng, được các nhà sản xuất máy tính xách tay rất ưa chuộng.
Trong quá trình không ngừng đổi mới và cải tiến, AMD dần giành được các đối tác quan trọng như Huawei, Lenovo, Google, Sony, Tencent, Cisco và Baidu. Vào tháng 2 năm 2022, AMD lần đầu tiên đã thành công có giá trị thị trường vượt qua Intel.
Bên cạnh sự thành công rực rỡ của AMD, Tô Tư Phong đã cũng nhận được niềm vinh quang vô hạn. Không chỉ giành được hàng loạt danh hiệu như "Chủ tịch Liên minh Bán dẫn Toàn cầu", "CEO xuất sắc nhất thế giới" và "Nữ doanh nhân có ảnh hưởng nhất thế giới" mà bà còn trở thành một trong những CEO sinh lợi nhất thế giới với mức lương cao.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI