Tựa game đầu tiên có thể mô phỏng toàn bộ vũ trụ, liệu có phải thế giới ta đang sống là giả lập?
Tựa game đầu tiên mô phỏng chân thực nhất toàn bộ vũ trụ rộng lớn đã ra mắt. Khiến các nhà khoa học càng trở nên băn khoăn về việc thế giới chúng ta đang sống có phải chỉ là giả lập hay không?
Một nhóm các nhà lập trình viên sẽ phát hành trò chơi điện tử mới có tên No Man’s Sky vào tháng 6 sắp tới. Đây hứa hẹn là một tựa game đột phá, sử dụng trí thông minh nhân tạo để tạo ra cả một vũ trụ với 18.446.744.073.709.551.616 hành tinh.
Các nhà lập trình cho biết họ đã sử dụng tới 600.000 dòng mã để tạo ra được thế giới giả lập vô cùng rộng lớn này. Thế giới mô phỏng là vô hạn và người chơi có thể đi đến từng hành tinh trong vũ trụ rộng lớn đó để khám phá.
Không chỉ tạo ra một thế giới vô cùng rộng lớn như vậy, các lập trình viên cho biết họ còn chăm chút cho từng chi tiết trở nên chân thực nhất. Bạn có thể nhìn vào một chiếc lá để thấy từng đường gân, hay thấy sự chân thực của một dòng suối.
Thế giới mô phỏng này được tạo ra một cách chân thực không chỉ nhờ đồ họa và sự rộng lớn, thay vào đó nó giống thật là nhờ mô phong được các hiện tượng tự nhiên, các định luật vật lý cơ bản.
Khi bạn đang ở trên một hành tinh, bạn có thể thấy độ cong của bề mặt hành tinh đó. Nếu bạn đi trên hành tinh đó trong nhiều năm theo cùng một hướng, bạn có thể trở lại chính xác địa điểm bắt đầu.
Các hành tinh cũng tự quay quanh trục của nó, mà nếu như bạn xây dựng một căn cứ trên bề mặt sau đó bay lên không trung. Bạn sẽ thấy căn cứ của mình biến mất do hành tinh đó quay xung quanh trục của mình.
Thậm chí một số loài sinh vật trên các hành tinh có sự sống cũng có những phản ứng vô cùng đặc biệt. Đó là tình cảm, các sinh vật có thể nảy sinh tình cảm đặc biệt với nhau theo một cách mà các nhà lập trình cho là giống thực tế nhất.
Thế giới thực chúng ta đang sống có phải là giả lập?
Những điểm giống nhau giữa vũ trụ thực và vũ trụ ảo trong trò chơi này đã khiến cho các nhà triết học và khoa học phải tự đặt nghi vấn. Liệu rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống có phải chỉ là một sự mô phỏng và nó được lặp đi lặp lại trong vũ trụ?
Triết gia Nick Bostrom, giám đốc của Viện Tương lai nhân loại loài người, đã từng đặt ra một giả thuyết. Đó là khi công nghệ của chúng ta ngày càng phát triển, khiến chúng ta có thể mô phỏng và tạo ra những thế giới ảo như thật. Liệu rằng có phải chính vũ trụ của chúng ta cũng là một sự mô phỏng của công nghệ tiên tiến bên ngoài Trái đất?
Nói cách khác thế giới mà chúng ta đang sống có thể giống như trong Ma Trận. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học thực sự đã tiến hành nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh giả thuyết trên là đúng.
Đó là một mớ lý thuyết vô cùng phức tạp, nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản. Đó là có khả năng giả thuyết trên là đúng và chúng ta chỉ là một phần của thế giới ảo do một ai đó vô cùng tài giỏi đã tạo ra.
Trưởng nhóm phát triển Sean Murray đã từng nói chuyện với Elon Musk về thế giới mô phỏng.
Tuy nhiên cho dù như thế nào, trưởng nhóm phát triển của tựa game No Man’s Sky, anh Sean Murray cho biết: “Ngay cả nếu đây là một thế giới mô phỏng, nó là một mô phỏng tốt. Nếu có ai đó đã tạo ra thế giới này, chắc chắn kẻ đó phải tài giỏi hơn tôi rất nhiều. Và họ đã tạo ra một thế giới tốt đẹp, có lẽ mục đích của họ là vì những điều tốt đẹp hơn”.
Murray cho biết chính tỷ phú Elon Musk đã từng hỏi anh một câu khiến cho anh nhớ mãi. Musk đã hỏi: “Liệu có cơ hội nào xảy ra, chúng ta đang sống trong một thế giới mô phỏng?”.
Tham khảo: theantimedia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming