Từng được xem như tương lai cho các cửa hàng bán lẻ, giờ đây chính Amazon cũng phải khai tử công nghệ thanh toán tự động của mình
Dù từng được xem sẽ là công nghệ mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện chưa từng thấy cho người dùng, nhưng cuối cùng Amazon cũng đã phải khai tử Just Walk Out khi chi phí triển khai và vận hành quá đắt đỏ.
- Google: AI sẽ luôn "túc trực" trên RAM smartphone, ngốn rất nhiều bộ nhớ
- Vì sao các doanh nghiệp Việt Nam liên tục bị tin tặc quốc tế tấn công?
- Google hủy hàng tỷ dữ liệu duyệt web riêng tư của người dùng
- Apple bị soán ngôi hãng smartphone bán chạy nhất toàn cầu sau chưa đầy nửa năm
- Bàng hoàng với cách Facebook vi phạm quyền riêng tư: Bán cả tin nhắn người dùng cho Netflix với giá 100 triệu USD
Từng được xem như công nghệ tương lai cho các cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới, nhưng mới đây một báo cáo của trang The Information cho biết hãng Amazon sẽ từ bỏ công nghệ thanh toán tự động Just Walk Out của mình. Thay vào đó, họ sẽ chuyển sang dùng "Dash Carts", với việc khách hàng quét sản phẩm khi đưa vào giỏ hàng.
Trước đây, để thay thế hoàn toàn các nhân viên tính tiền, hệ thống thanh toán Just Walk Out phụ thuộc vào hàng loạt camera, cảm biến – và một công nghệ được Amazon tuyên bố là AI thị giác máy tính – để thực hiện thanh toán. Nhưng trên thực tế, báo cáo cho biết có hơn 1.000 người ở Ấn Độ chăm chú ngồi xem dữ liệu từ camera để đảm bảo thanh toán chính xác.
Bên cạnh đó, việc lắp đặt và bảo trì các thiết bị cần thiết cũng cực kỳ tốn kém, đây có thể là lý do tại sao Just Walk Out chỉ được áp dụng ở khoảng một nửa số cửa hàng Fresh Stores ở Mỹ. Đã có rất nhiều người tiêu dùng khó chịu khi sử dụng hệ thống này, từ việc biên lai bị gửi chậm đến hàng giờ sau khi mua hàng cho đến việc đơn hàng hoàn toàn sai. Nói cách khác, phải cần đến một loạt thiết bị cảm biến đắt đỏ và 1.000 người nhìn chằm chằm vào dữ liệu video chỉ để thay thế cho một hoặc hai người ngồi sau máy tính tiền ở mỗi cửa hàng.
Báo cáo cho biết, hiện Amazon đang gỡ bỏ hệ thống Just Walk Out ra khỏi các cửa hàng có lắp đặt thiết bị và "mở rộng toàn diện các cửa hàng" khi công ty chuẩn bị mở rộng hệ thống các cửa hàng Amazon Fresh vào cuối năm nay. Tuy vậy, vẫn còn một số cửa hàng sẽ được duy trì hệ thống thanh toán đắt đỏ và tốn kém này.
Giờ đây, công ty quay trở lại với Dash Carts, về cơ bản, hệ thống thanh toán sẽ thu hẹp thành các xe đẩy gắn máy quét và màn hình cảm ứng – điều tương tự đang được các nhà bán lẻ khác thử nghiệm ở Mỹ và ở Châu Âu – sau đó thanh toán bằng máy quét chụp lòng bàn tay. Cho dù đây vẫn sẽ là một quá trình đầy thách thức nhưng cách tiếp cận này được xem như đơn giản hơn, ít có khả năng lỗi hơn và chắc chắn sẽ rẻ hơn nhiều so với cách tiếp cận ban đầu của Just Walk Out.
Dù là một người khổng lồ toàn cầu về thương mại điện tử và có khởi đầu là từ các cửa hàng bán sách, nhưng cho đến giờ Amazon cho thấy khó có khả năng quản lý các hệ thống cửa hàng bán lẻ quy mô lớn.
Dù mua lại chuỗi cửa hàng Whole Fresh vào năm 2017, nhưng trong những năm gần đây, Amazon đã phải đóng cửa hàng loạt các cửa hàng của mình bao gồm chuỗi Books, 4-Star và Pop-up cũng như dừng mở rộng các cửa hàng Fresh. Năm ngoái họ cũng thông báo đóng cửa các cửa hàng quần áo Amazon Style.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI