Tưởng chừng chỉ là ảo ảnh thông thường nhưng đây lại là giải pháp ngăn chim lạc vào sân bay vô cùng hiệu quả
Chim và máy bay luôn là hai vật thể không đội trời chung. Bởi vậy mà người ta luôn tìm cách xua đuổi chúng khỏi phi trường. Rất may các nhà khoa học Pháp đã tình cờ tìm ra được giải pháp cho vấn đề này thông qua một dạng ảo ảnh.
Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Pháp, hệ thống cảnh báo va chạm máy bay gần như không thể tránh được những loài chim săn mồi thường lao đi với vận tốc rất nhanh. Tuy nhiên một ảo ảnh quang học đặc biệt có thể giúp xua đuổi loài chim này rất hiệu quả.
Va chạm giữa máy bay và chim thường dẫn tới những hậu quả thảm khốc. Nhưng con chim do không làm chủ được tốc độ và đường bay lên thường lao vào trong buồng lái của phi công hoặc nguy hiểm hơn là lọt vào động cơ máy bay, buộc phi công phải cho hạ cánh khẩn cấp để tránh nguy hiểm.
Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng của ngành hàng không và chưa thể tìm ra được cách giải quyết cho đến nay. Vào năm 2014, Cục hàng không liên bang Mỹ đã ghi nhận 13,1 ngàn sự cố do loài chim trong đó có ít nhất một con chim bị đập vào máy bay và ước tính có tới 262 vụ chết người do các loài chim hoang dã va chạm vào máy bay từ năm 1990 tới 2016.
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu Khoa học quốc Pháp và Đại học Rennes, Pháp đã tiến hành hơn 300 thử nghiệm trên loài chim săn mồi bị nhốt để xác định xem ảo ảnh nào có thể kích hoạt được hành vi tránh né ở chúng.
Sau hàng loạt thử nghiệm, cuối cùng họ cùng tìm thấy một dạng ảo ảnh đặc biệt với hình dạng các vòng tròn đen đồng tâm trên nền trắng. Nhóm nghiên cứu khẳng định, ảo ảnh này sẽ khiến loài chim tưởng rằng, chúng sắp va chạm phải một thứ gì đó và phải tránh xa nguy hiểm. Để tìm ra được loại ảo ảnh này, họ đã nghiên cứu rất kỹ về thị giác của loài chim săn mồi.
Nghiên cứu được thử nghiệm thực tế tại sân bay Lourdes-Tarbes-Pyrénées. Phi trường này nằm liền kề khu săn bắn các loài voọc, diều hâu của cánh thợ săn và là nơi có rất nhiều chim bay qua lại.
Tuy nhiên sau khi các nhà khoa học lắp đặt hai màn hình LED với vòng tròn đồng tâm trên nền trắng hiển thị suốt cả ngày, những con chim gần như đã biến mất khỏi nơi đây. Thay vào đó, chúng bay tới những nơi không thể quan sát thấy màn hình.
Quan trọng hơn cả, loài chim đã không nhận ra đây chỉ là ảo ảnh mà vẫn tiếp tục "tránh né" màn hình LED đó trong suốt 5 tuần. Như vậy có thể tạm tin rằng, đây là một giải pháp có tính ứng dụng lâu dài.
Các nhà khoa học kỳ vọng, công nghệ tiềm năng này sẽ sớm được sử dụng tại các sân bay, cánh đồng điện gió để ngăn loài chim va chạm phải máy bay và tuabin gió trong tương lai.
Nghiên cứu trên của các nhà khoa học Pháp đã được đăng tải trên tạp chí PLOS ONE mới đây.
Tham khảo Newatlas
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming