Tưởng đã tuyệt chủng cách đây 40 năm, loài ong lớn nhất thế giới bất ngờ được tìm thấy tại Indonesia
So với những con ong bình thường, ong khổng lồ Wallace có nickname "flying bulldog" sở hữu chiều dài 4 cm và sải cánh lên tới 6 cm, được coi là loài ong có kích thước lớn nhất thế giới.
Một loài ong khổng lồ từng biến mất khỏi tự nhiên cách đây hơn 4 thập kỷ đã bất ngờ được phát hiện tại Indonesia và khiến các nhà nghiên cứu phải bất ngờ. Đây vẫn thực sự là một tin vui cho giới khoa học vì trước đó ai cũng nghĩ rằng giống loài này đã bị tuyệt chủng từ lâu.
Loài ong Wallace với kích thước cực to lớn khi so sánh với ong mật bình thường
Dành cho những ai chưa từng nhìn thấy bao giờ, đây là loài ong có tên ong khổng lồ Wallace, pháp danh khoa học là Megachile pluto, được biết đến với nickname "flying bulldog" hay "chó bulldog bay". Chúng đã được nhà tự nhiên học nổi tiếng người Anh Alfred Russel Wallace khám phá ra vào năm 1858, khi ông đang thực hiện cuộc hành trình thám hiểm ở các đảo Bắc Moluccas thuộc Indonesia.
Điều đặc biệt ở ong Wallace là thân hình khổng lồ và cực vạm vỡ của nó, có kích thước tương đương với ngón tay cái của người trưởng thành cùng chiều dài cơ thể lên tới 4 cm, sải cánh dài 6 cm và một bộ hàm to lớn. Chính nhà tự nhiên học Wallace đã mô tả chúng là "một loài côn trùng màu đen với vẻ ngoài giống ong cùng bộ hàm khổng lồ của bọ hung".
Kể từ năm 1858, không ai nhìn thấy chúng tại Indonesia cho đến khi nhà côn trùng học Adam Messer quan sát được vài cá thể vào năm 1981. Kể từ đó đến nay, sau hơn 4 thập kỷ biết mất, đây mới là lần đầu tiên con người chạm trán với những con ong khổng lồ này một lần nữa.
Sau hơn 4 thập kỷ biến mất, loài ong lớn nhất thế giới đã được phát hiện tại Indonesia
Cụ thể, chúng đã được nhiếp ảnh gia Clay Bolt cùng nhóm nghiên cứu của mình tìm thấy tại một khu vực rừng mưa ở Bắc Moluccas. Bolt cho biết anh đã đồng hành với nhà côn trùng học Eli Wyman và một số chuyên gia có hứng thú để đi tới Indonesia trong hành trình tìm kiếm loài ong lạ. Rất may mắn, sau nhiều ngày làm việc, cả nhóm đã gặp được tổ của ong Wallace và Bolt thậm chí còn bắt được một cá thể để đem về nghiên cứu.
Được biết, bộ hàm dài của ong khổng lồ không dùng cho mục đích cắn xé, thay vào đó nó lại được sử dụng để vận chuyển các khối nhựa trở lại tổ của chúng. Những cá thể ong được quan sát tại Indonesia cũng không hề sống theo bầy đàn mà chỉ sinh tồn một mình, vì thế chúng gặp phải khá nhiều nguy hiểm ngoài tự nhiên.
Video cận cảnh ong Wallace
Nhiếp ảnh gia Bolt cho rằng đây thực sự là một sinh vật cần được bảo vệ và cần phải được nghiên cứu sâu để hiểu rõ về tập tính, môi trường sống cũng như số lượng loài hiện đang tồn tại ngoài thiên nhiên.
Anh nhiếp ảnh gia chia sẻ: "Cảm nhận được vẻ đẹp cũng như kích thước to lớn của giống loài này ngoài đời thực, nghe đôi cánh khổng lồ của chúng rít lên khi bay qua đầu tôi, quả thật là một trải nghiệm tuyệt vời".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?