Tương lai của Qualcomm giờ đây nằm trong tay của vị thẩm phán từng xét xử vụ Samsung - Apple
Người xét xử vụ kiện giữa FTC và Qualcomm lại do chính thẩm phán Lucy Koh điều hành.
- Tòa án Đức tuyên bố iPhone không vi phạm bằng sáng chế của Qualcomm trong vụ kiện thứ hai
- Chính Steve Jobs là người đồng ý trả cho Qualcomm 7,5 USD trên mỗi chiếc iPhone bán ra, không ngờ bây giờ lại trở thành gánh nặng lớn cho Apple
- Qualcomm tuyên bố sẽ có 30 thiết bị dùng chip 5G của họ ra mắt năm 2019, đa số là smartphone
Theo tờ CNET cho biết, cả Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC) và Qualcomm sẽ trình bày trước thẩm phán Lucy Koh và kết thúc phiên toà FTC kiện Qualcomm. Luật sư của Uỷ ban Thương mại Liên bang, bà Jennifer Milici đã lập luận rằng chiến thuật kinh doanh chip độc quyền của Qualcomm phải bị ngăn chặn ngay lập tức. Nếu không, chính sách được dùng cho chip 3G và 4G sẽ tiếp tục được Qualcomm áp dụng đối với các nhà sản xuất điện thoại 5G. "Mức phí nhượng quyền mà gã khổng lồ công nghệ San Diego đòi hỏi là quá cao," FTC khẳng định.
Milici nói rằng Qualcomm không muốn phải cạnh tranh dựa trên hiệu năng của vi xử lý, thay vào đó, họ sẽ làm khó dễ cho các đối thủ để thâu tóm thị trường. Tuy nhiên, FTC cần phải cung cấp bằng chứng cho thấy Qualcomm đã lợi dụng quyền lực của mình để nhận khoản tiền kếch xù từ những nhà sản xuất điện thoại để đổi lại quyền sử dụng bằng sáng chế. Ngoài ra, Uỷ ban cũng phải chứng minh được rằng các hãng làm chip khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi Qualcomm tiếp tục thực hiện chiến lược kể trên.
Trong phiên toà, luật sư của Qualcomm – ông Robert Van Nest nhận định rằng FTC đã không đưa ra đủ chứng cứ cho cáo buộc của mình. Ông nói tiếp: "Qualcomm đã gặt hái được thành công bằng cách phát triển công nghệ mới, vượt trội hơn hẳn so với các công ty cạnh tranh và nhờ vậy có được những con chip tốt hơn." Van Nest cũng nói rằng đối thủ của Qualcomm cũng không hề bị tổn hại gì từ hoạt động của họ, chỉ ra rằng Apple giờ đây đã dùng chip của Intel, Samsung và Huawei cũng đã có vi xử lý riêng, còn MediaTek giờ đây đã là nhà sản xuất chip không dây lớn thứ 2 trên thế giới.
Và giờ đây, tương lai của Qualcomm giờ đây đang nằm trong tay của thẩm phán Lucy Koh. Đây cũng chính là người phân trần vụ kiện lớn nhất nhì trong lịch sử làng công nghệ giữa Samsung và Apple hồi năm 2012. Uỷ ban Thương mại Liên bang đã hỏi bà Koh rằng liệu bao giờ bà mới đưa ra quyết định, và thẩm phán này cho biết sẽ mất nhiều thời gian để cân nhắc và đánh giá lập luận của hai bên. Bà nói: "Thông thường thì tôi sẽ đi đến kết luận cuối cùng một cách khá nhanh chóng, tuy nhiên, đối với một vụ kiện có tầm cỡ lớn như thế này thì sẽ lâu hơn đấy."
Nếu FTC thắng kiện, Qualcomm vẫn có quyền nộp đơn kháng cáo. Mặc dù vậy, nó cũng có thể sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức Qualcomm kinh doanh chip của mình, đặc biệt là chính sách "không trả phí nhượng quyền, không bán chip". Chưa hết, Qualcomm cũng phải đối mặt với nhiều vụ kiện khác, nổi bật trong đó là vụ Apple cùng nhiều đối tác khác của họ đòi bồi thường tổng số tiền lên tới 27 tỷ USD.
FTC đâm đơn kiện Qualcomm vào năm 2017 sau khi công ty này ký kết được hợp đồng làm hãng cung cấp chip modem độc quyền cho iPhone. Uỷ ban cho biết thoả thuận này trước đây kéo dài từ năm 2011 đến năm 2016 và cho thấy dấu hiệu của sự cạnh tranh không lành mạnh.
Theo PhoneArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"