Tương lai nào cho dự án điện thoại "dùng vĩnh viễn không phải mua cái mới"

    Nguyễn Hải,  

    Thay vì phải thay máy mới hàng năm, lúc này bạn chỉ phải nâng cấp các bộ phận cũ để bắt kịp với công nghệ mới.

    Khi một sinh viên thiết kế người Hà Lan tiết lộ ý tưởng về một chiếc điện thoại module vào năm 2013, mục đích của anh chỉ là loại bỏ sự lãng phí. Anh cho rằng, bằng cách biến mỗi bộ phận thành một khối nhỏ có thể tháo rời, nó sẽ làm cho việc sửa chữa, nâng cấp điện thoại dễ dàng hơn, thay vì phải ném chúng vào sọt rác.

    Ý tưởng có tên gọi Phonebloks này, sau đó đã trở thành một phần trong dự án Ara Project của Google – cho dù Google tập trung nhiều hơn vào tính dễ tháo lắp hơn là tuổi thọ của nó. Tuy nhiên, với việc Google hủy bỏ kế hoạch làm loại điện thoại này, đã dẫn đến các câu hỏi về việc liệu những điện thoại lắp ghép này thực sự có tương lai hay không – và liệu những chiếc điện thoại này có giúp giải quyết vấn đề bùng phát chất thải điện tử như hiện nay.

    Liệu ý tưởng này có giúp giải quyết nạn chất thải điện tử?

    Những chiếc điện thoại lắp ghép dường như là một ý tưởng hay, nhưng trong thực tế, tôi nghĩ rằng nó sẽ không giúp chiếc điện thoại dùng được lâu.” Nhà thiết kế sản phẩm Mike Simonian, đồng sáng lập của Mike and Maaike, người trước đây giúp Google xây dựng đội thiết kế công nghiệp, cho biết. “Dù nó có thể cho phép mọi người nâng cấp thay vì mua một thiết bị mới, nhưng nó sẽ chỉ làm trì hoãn việc nâng cấp hoàn toàn, khi toàn bộ hệ thống sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời.”

    Ý tưởng của dự án Ara, là với một bộ khung có thể thêm vào hoặc loại bỏ các bộ phận, nó được thiết kế để người dùng bổ sung các tính năng như camera hay loa phụ khi cần thiết hoặc tùy chỉnh tại cửa hàng. “Đó là điều làm nên tính bền vững, nhưng tôi không nghĩ nó là một điểm nhấn quan trọng.” Josh Morenstein, người sáng lập và giám đốc sáng tạo của Branch Creative, người đã làm việc về thiết kế của Ara, cho biết. “Điều đó là có thể. Cho dù vậy, bạn vẫn phải loại bỏ rất nhiều sản phẩm mỗi khi bạn thay đổi một bộ phận nào đó.”

    Ví dụ, nếu một màn hình mới ra mắt, bạn vẫn phải loại bỏ màn hình cũ. Trong một số trường hợp, đặc biệt khi các thiết bị điện tử trên điện thoại giờ đã được chuẩn hóa rất nhiều, việc làm các bộ phận theo từng module có nghĩa là sẽ cần nhiều vật liệu hơn trong quá trình sản xuất hàng loạt, và một lần nữa, nó lại làm gia tăng lượng sản phẩm bị loại bỏ cho mỗi bộ phận được thay thế.

    Hãy tưởng tượng nó như khối Lego vậy,” Morenstein nói. “Mọi khối Lego đều có 6 mặt. Vì vậy, khi bạn thay khối Lego đó bằng một khối khác, bạn vẫn phải loại bỏ khối đó. Với chiếc điện thoại, khối Lego đó không chỉ gồm toàn nhựa bao quanh nó, nó còn có các microchip trong đó, tùy thuộc nó là cái gì, … như vậy kiến trúc này sẽ cần nhiều vật liệu hơn một chiếc điện thoại tiêu chuẩn.”

    Liệu nó có giúp điện thoại kéo dài tuổi thọ của mình?

    PuzzlePhone, một dự án điện thoại lắp ghép tại Phần Lan, cho rằng nếu ai đó thay thế một trong các bộ phận của nó, người khác có thể sử dụng lại bộ phận đó. chiếc điện thoại được thiết kế với các bộ phận có thể tháo rời – một “bộ não” với các mối nối điện tử, một bộ khung với màn hình độ phân giải cao, và một “trái tim” với pin và nhiều thiết bị điện tử khác. Các thiết bị điện tử được thiết kế để dùng đển 10 năm trước, và pin thì khoảng 3 năm.

     Ý tưởng về chiếc PuzzlePhone.

    Ý tưởng về chiếc PuzzlePhone.

    Nhiều người dùng sẽ chỉ tìm kiếm bộ xử lý mạnh hơn, pin mới hơn hay sửa lại màn hình sau khoảng 10 năm sử dụng, và thường những việc này không xảy ra cùng lúc, và module của bạn vẫn có giá trị sử dụng với người khác – trừ khi nó bị hỏng.” Alejandro Santacreu, CEO và là nhà sáng lập của Circular Devices OY, công ty làm ra PuzzlePhone, cho biết. Đó là một ý tưởng cao cả khi rõ ràng không có lý do gì buộc người dùng không được dễ dàng thay thế pin hay màn hình của mình.

    FairPhone, một công ty Hà Lan có ý định hướng về xã hội, cũng sử dụng các module để làm điện thoại của mình trở nên dễ sửa chữa hơn. Nhưng không rõ họ làm thế nào để một chiếc điện thoại có thể tồn tại đến cả thập kỷ, có thể trở thành trào lưu của thị trường. Một số sản phẩm trở nên lỗi thời theo lộ trình nâng cấp của các nhà sản xuất. Nhưng đa phần trong số đó là do nhu cầu của người tiêu dùng muốn nâng cấp công nghệ.

    Hàng năm, các bộ xử lý mới đều được ra mắt và những bộ phận còn lại của chiếc điện thoại cần hoạt động tốt với bộ xử lý đó.” Simonian cho biết. “Tất cả các bộ phận đều không ngừng được cải tiến. Vì vậy, nếu bạn muốn nâng cấp một bộ phận của chiếc điện thoại, các phần còn lại của nó sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời. Công nghệ trên điện thoại thay đổi nhanh chóng hơn bất kỳ danh mục sản phẩm nào, vì vậy tôi không nghĩ một chiếc điện thoại sẽ là một sản phẩm dùng cả đời.”

    Kyle Wiens, người sáng lập iFixit, một trang web giúp mọi người học cách sửa chữa thiết bị điện tử của mình, cho rằng các thị trường thứ cấp có thể giải quyết vấn đề này, ít nhất là với các bộ phận. “Mọi người đều muốn điện thoại của mình tồn tại đến 10 năm.” Anh cho biết.

    Nhưng tại sao? Thị trường tự do có thể cung cấp các bộ phận. Nếu bạn muốn một chiếc camera tốt hơn, chỉ cần bán chiếc điện thoại của mình cho ai đó cần, và mua một chiếc mới với camera tốt hơn. Điều quan trọng hơn là chiếc điện thoại cũ của bạn vẫn được sử dụng bởi ai đó và được sửa chữa khi nó hỏng.”

    Một cách tiếp cận khác để làm chiếc điện thoại bền hơn là tập trung vào việc làm chúng dễ tháo và tái chế hơn. “Tôi nghĩ nếu chúng ta có thể thiết kế các đồ điện tử tiêu dùng để sau đó, chúng ta sẽ thu hồi lại các nguyên tố đó, nấu chảy chúng ra và biến chúng thành thiết bị khác hoặc làm một chiếc điện thoại mới. Tôi nghĩ rằng đó sẽ là cách làm nó trở nên kỳ diệu hơn.” Ông Morenstein cho biết.

    Mọi thứ đang thay đổi quá nhanh thông qua vòng đời của những sản phẩm này và những gì bạn có thể làm, vì vậy giờ thật không hợp lý khi cho rằng chúng tôi có thể bán điện thoại của bạn và ai đó có thể sử dụng chúng.”

    Trong khi đó, PuzzlePhone vẫn đang làm việc để mang chiếc điện thoại lắp ghép của mình ra thị trường, và chứng minh tính hiệu quả của nó. Cho dù việc Ủy ban Châu Âu tài trợ tiền cho dự án của họ đã bị đình lại, công ty vẫn dự kiến sẽ có sản phẩm mẫu trong 6 tháng nữa. Họ so sánh chiếc điện thoại giống như những chiếc ô tô với các bộ phận được gắn chặt với nhau, do vậy, bạn sẽ phải vứt bỏ toàn bộ chiếc xe nếu một bộ phận bị hỏng – điều này sẽ làm các nhà sản xuất bán được nhiều điện thoại hơn.

    Dave Hakkens, người thiết kế ra nguyên mẫu sản phẩm Phonebloks, cho rằng điều này có thể đúng. “Với tôi, điều này chưa bao giờ thực sự là một lý do để không theo đuổi điều gì đó tốt đẹp.” Anh cho biết. “Sau đó tôi đoán rằng, đó có thể là một cách để làm ra lợi nhuận mà không phải lãng phí nhiều.”

    Hakkens cũng kỳ vọng ngành công nghiệp điện thoại lắp ghép còn non trẻ này sẽ tiếp tục phát triển. “Tôi vẫn tin rằng có rất nhiều muốn nó và nó là điều hợp lý.” Anh cho biết. “Bạn sẽ thấy dần dần, ngày càng nhiều công ty và sáng kiến để làm mọi thứ dễ module hóa hơn. Từng bước từng bước một. Tôi chắc chắn rằng sẽ còn nhiều cơ hội phát triển cho sản phẩm module hóa trong tương lai.”

    Tham khảo Fastcoexist

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ