Tuyên bố "lấy cắp nội dung trên web là bình thường", giám đốc AI của Microsoft gây tranh cãi
Mustafa Suleyman, giám đốc AI của Microsoft, đã gây ra làn sóng tranh cãi khi cho rằng việc sao chép nội dung trên web là "sử dụng hợp lý". Quan điểm này của ông vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ giới luật sư và chuyên gia trong ngành.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CNBC, giám đốc AI của Microsoft, ông Mustafa Suleyman, đã đưa ra quan điểm gây tranh cãi về bản quyền nội dung trên internet. Ông cho rằng bất kỳ thông tin nào được công khai trên web đều được coi là "phần mềm miễn phí" và mọi người có quyền sao chép, tái tạo hoặc sử dụng theo ý muốn.
Ông Suleyman phát biểu: "Tôi cho rằng với những nội dung đã có trên web, theo quy ước xã hội từ những năm 1990 thì việc sử dụng chúng được xem là hợp lý. Bất kỳ ai cũng có thể sao chép, tái tạo hoặc sử dụng chúng. Đó là "phần mềm miễn phí" và mọi người đều hiểu như vậy."
Tuy nhiên, quan điểm này của ông Suleyman đã vấp phải sự phản đối từ giới luật sư và chuyên gia bản quyền. Luật pháp Hoa Kỳ quy định rõ ràng rằng mọi tác phẩm ngay từ khi được tạo ra đã tự động được bảo hộ bản quyền mà không cần đăng ký. Việc đăng tải nội dung lên internet không đồng nghĩa với việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đó.
Khái niệm "sử dụng hợp lý" cũng không phải là một "quy ước xã hội" như lời ông Suleyman, mà là một cơ sở pháp lý được tòa án xem xét dựa trên nhiều yếu tố như mục đích sử dụng, bản chất tác phẩm, số lượng sao chép và tác động đến chủ sở hữu bản quyền.
Phát ngôn của ông Suleyman được đưa ra trong bối cảnh Microsoft và đối tác OpenAI đang vướng vào nhiều vụ kiện liên quan đến việc sử dụng trái phép nội dung có bản quyền để huấn luyện mô hình AI. Nhiều ý kiến cho rằng ông Suleyman đang cố gắng biện minh cho hành động "đánh cắp" nội dung của các công ty AI.
Tuy thừa nhận robots.txt - tệp văn bản quy định các trình thu thập thông tin được phép truy cập website - là một "vùng xám" cần được tòa án làm rõ, nhưng bản thân ông Suleyman cũng cho rằng đây là một "quy ước xã hội" đã tồn tại từ lâu.
Điều đáng nói là chính OpenAI, đối tác của Microsoft, cũng bị cáo buộc phớt lờ robots.txt và thu thập dữ liệu từ các website không cho phép. Điều này cho thấy sự mâu thuẫn trong quan điểm và hành động của các công ty AI trong việc tôn trọng bản quyền nội dung trên internet.
"Mục đích của con người là gì nếu không phải là một cỗ máy sản xuất tri thức?" - ông Suleyman đặt câu hỏi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín