Tỷ phú Phạm Nhật Vượng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ DN nhỏ tham gia công nghiệp hỗ trợ, VinFast cam kết bao tiêu một phần linh kiện
Sản lượng của VinFast là 200.000 xe trong năm tới, vượt qua ngưỡng mà các doanh nghiệp hỗ trợ có thể có lãi, ông Phạm Nhật Vượng cho biết. Tỷ phú giàu nhất Việt Nam tuyên bố VinFast sẵn sàng cam kết bao tiêu một phần linh kiện đó, đây là cơ hội để Việt Nam có thể thúc đẩy nền công nghiệp hỗ trợ và phát triển.
- Xe điện mini của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chính thức ra mắt tại Philippines, giá tương đương 266 triệu đồng
- Bàn giao đến tay khách Việt được hơn 1 tháng, xe điện mini của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chốt lịch xuất ngoại
- Tỷ phú công nghệ làm nên kỳ tích trong không gian
- Khẳng định đầu tư cho Vinfast đến khi hết tiền thì thôi, tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục tài trợ gần 3.300 tỷ trong nửa đầu năm
- Người đàn ông bí ẩn đầu tư hàng tỷ USD vào mọi startup của Elon Musk, 'săn lùng' vị tỷ phú suốt 9 năm
Góp mặt tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước sáng 21/9, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup – nhìn nhận đây không chỉ là cơ hội cho các doanh nghiệp được góp ý kiến, được tiếng nói mà còn thể hiện sự quan tâm, động viên to lớn của Chính phủ, truyền lửa để các tập đoàn, doanh nghiệp có thể có thêm năng lượng và tiềm lực để phấn đấu cho cộng đồng cho xã hội.
Liên quan đến lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, ông Vượng đề xuất Chính phủ có các cơ chế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có đủ điều kiện ban đầu tham gia vào chuỗi công nghiệp hỗ trợ.
Tỷ phú giàu nhất Việt Nam cho rằng nếu chúng ta đẩy mạnh được lĩnh vực này, Việt Nam sẽ có một nền công nghiệp phụ trợ mạnh tương tự Thái Lan, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã có những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như Trường Hải, VinFast.
Với VinFast, ông Vượng cho biết tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp công nghệ xe điện này trên 50%, phấn đấu hết 2026 đạt tối thiểu 80%. Đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ làm linh kiện phụ trợ.
Về sản lượng, VinFast hiện đạt 80.000 xe/năm, sang năm là 200.000 xe - đã vượt ngưỡng mà các doanh nghiệp hỗ trợ có thể kinh doanh có lãi.
“Ngoài ra, chúng tôi sẵn sàng bao tiêu một phần linh kiện đó. Tôi cho đó là cơ hội thúc đẩy nền công nghiệp phụ trợ phát triển”, Chủ tịch Vingroup nói.
Về vấn đề an sinh, trọng tâm là nhà ở xã hội, Vingroup đề xuất 3 kiến nghị.
Một là đề xuất Chính phủ có cơ chế chỉ định nhà đầu tư để rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục, vì hạn chế lớn nhất hiện nay đối với nhà ở xã hội là liên quan nội dung về 10% lợi nhuận.
Ông Vượng cho biết nếu các doanh nghiệp bất động sản triển khai hoạt động này với lợi nhuận 10% thì không thể làm được, vì chỉ hàng tồn chừng 5% - 7%, cộng thêm bán chậm 1-2 năm là sẽ lỗ, trong khi nhà ở xã hội mang tính đóng góp, không phải là kinh doanh.
Hai là đề xuất Chính phủ cho phép công tác chuẩn bị đồng thời các loại quy hoạch, quy hoạch chung, phân khu, quy hoạch chi tiết, nghiệm thu đề án được làm song song, sẽ rút ngắn được từ 6-9 tháng cho công tác này.
Hiện Vingroup đang rất nỗ lực trong đăng ký 500.000 căn nhà ở xã hội nhưng vẫn chưa đạt bao nhiêu vì thủ tục còn chậm.
Ba là đề xuất tăng tiêu chuẩn của nhà ở xã hội, không chỉ là nhà ở cho người nghèo mà là nhà ở cho người chưa giàu và cho công dân bình thường trong đất nước.
Có thể hiện người dân thì nghèo nhưng sau họ có tiền mua ô tô ,xe máy, thì nhà ở cũng phải có chỗ để xe, vui chơi cho trẻ con, tiện ích khác cho người già.
“Chúng ta nâng tiêu chuẩn nhà ở xã hội lên một chút thành nhà ở bình thường. Nếu được nữa thì cho phép đổi tên, không gọi là “Nhà ở xã hội” nữa mà là Nhà ở Chính phủ chẳng hạn, tức được Chính phủ hỗ trợ. Chúng ta xóa bỏ tâm lý cho người ở tầng lớp khác, mọi người thấy vui vẻ thoải mái. Đặc biệt, trong nhóm Nhà ở Chính phủ hoặc nhà ở xã hội, dành riêng nhóm xây nhà cho nhà cán bộ viên chức, lực lượng vũ trang, công an quân đội. Tự nhiên vấn đề an sinh tốt hơn”, ông Vượng nói.
Về đào tạo, lãnh đạo Vingroup đề xuất Chính phủ đẩy mạnh đào tạo và phổ cập tiếng Anh không chỉ ở các trường công lập mà còn đào tạo cho toàn dân, để hướng tới một xã hội công dân toàn cầu.
Ông Vượng cho biết Vingroup và các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng tham gia tài trợ cho giáo viên tăng cường lên vùng sâu vùng xa. Nếu chúng ta đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh từ vùng sâu vùng xa đến các thành thị thì giống như chúng ta tạo "cần câu cơm" tốt hơn cho trẻ ở những vùng khó khăn, góp phần phát triển các vùng này trong tương lai.
Bên cạnh đó, ông Phạm Nhật Vượng đề xuất Chính phủ đẩy mạnh hoặc mở rộng hạn ngạch về đầu tư đào tạo sinh viên của khối công nghệ, khoa học máy tính, AI, dữ liệu lớn… Theo đó, cùng với thời gian, chúng ta sẽ tạo ra một lượng lớn lao động trong ngành này, ngành mà ông Vượng nhìn nhận sẽ có tương lai hơn rất nhiều so với các ngành khác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI