Chúng ta cũng có thể chia sẻ những hình ảnh động và video vui nhộn này lên các mạng xã hội hoặc gửi tin nhắn tức thời cho bạn bè.
Chúng ta vẫn nói: “Trông mặt mà bắt hình dong”, và việc quan sát gương mặt người đối diện để qua đó phán đoán cảm xúc “hỉ, nộ, ái, ố” cũng như tính cách của họ tưởng chừng là một khả năng cực kỳ cơ bản mà ngay cả đứa trẻ lên 3 cũng biết, thế nhưng đối với máy móc thì lại rất khó khăn.
Mới đây, các nhà phát triển của Nga đã tạo ra ứng dụng có tên gọi “Magic” và tự hào tuyên bố rằng: Đây là ứng dụng đầu tiên có khả năng sử dụng mạng lưới thần kinh thông minh để nhận diện những cảm xúc trên khuôn mặt của con người. Sau đó Magic sẽ tự động chèn các hình ảnh động tương ứng với cảm xúc mà nó nhận diện được vào ảnh và cho ra những bức hình rất ngộ nghĩnh.
Nền tảng của công nghệ này là sản phẩm của một startup có tên gọi FacioMetrics được tạo ra với sự hỗ trợ từ phòng thí nghiệm của Đại học Karenegi Mellon. Startup này sau đó đã bị Facebook đã mua lại.
Công nghệ ban đầu tưởng như chỉ phục vụ mục đích giải trí đó đã được các nhà khoa học máy tính của Nga tiếp cận một cách nghiêm túc và cải thiện để tăng tốc độ và độ chính xác khi nhận dạng. Sản phẩm của FacioMetrics là Magic, còn ứng dụng mới có thể được coi là Magic 2.0 - một sản phẩm hoàn toàn khác.
Mạng lưới thần kinh thông minh đem lại khả năng phân tích nét mặt của con người thời gian thực, từ đó đưa ra gợi ý dưới dạng những hình ảnh động phù hợp. Hiện tại Magic đã có thể nhận ra được một vài cảm xúc cơ bản như: cười, buồn bã, giận dữ và bất ngờ, ngoài ra thì ứng dụng này cũng xác định được những cử động đơn giản trên khuôn mặt, chẳng hạn như một nụ hôn.
Độ chính xác của công nghệ nhận diện này trong điều kiện thực tế đã đạt tới 85%
Các nhà phát triển cho biết họ đạt được con số này khi phân tích những video thông thường mà người dùng vẫn tự quay với các góc nghiêng của đầu và hướng chiếu sáng khác nhau. Nếu Magic “cảm thấy tự tin” khi độ chính xác cảm xúc ghi nhận được lớn hơn 70% thì ứng dụng này sẽ lồng hình ảnh động vào.
Bí mật nằm ở các thuật toán chuyên sâu đã được áp dụng lên hàng trăm hàng nghìn tấm hình thực sự. Ngoài ra, mạng lưới thần kinh thông mình không chỉ phân tích sự thay đổi vị trí của các điểm mấu chốt trên khuôn mặt mà còn là cả kết cấu của nó nữa.
Nghe thì thật là phức tạp, thế nhưng tất cả các phép tính toán này đều được thực hiện trực tiếp ngay trên chiếc điện thoại thông minh mà không cần phải có kết nối mạng. Chúng ta cũng có thể chia sẻ những hình ảnh động và video vui nhộn này lên các mạng xã hội hoặc gửi tin nhắn tức thời cho bạn bè.
Đến thời điểm này ứng dụng mới chỉ có phiên bản dành cho iOS và bạn có thể tải về miễn phí tại đây. Phiên bản dành cho Android dự kiến sẽ được phát hành trong tháng Sáu tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4