Ứng dụng mang công nghệ hình ảnh 3D lên smartphone thu hút 15 triệu người dùng sau 1 tuần, gọi vốn được 22 triệu USD
Ứng dụng Fyuse giúp chụp và chia sẻ hình ảnh 3D tương tác được đã nhanh chóng thu hút tới 15 triệu người dùng sau một tuần ra mắt.
Ứng dụng này của công ty Fyusion, một nhà phát triển công nghệ tại San Francisco đã dành ra 3 năm phát triển ứng dụng này dành cho người dùng cuối. Đây là bước đầu tiên để phổ cập hóa công nghệ hình ảnh 3D tới người dùng và môi trường doanh nghiệp.
"Tầm nhìn của Fyusion là đưa định dạng ảnh chụp 3D của chúng tôi trở nên phổ biến và làm tiêu chuẩn cho các dữ liệu không gian 3D của người dùng ở quy mô lớn" Giám đốc điều hành của Fyusion, ông Radu Rusu cho biết. "Không chỉ vậy, khả năng nhận biết 3D trực quan trên camera sẽ là những yếu tố cốt lõi để một ngày chúng ta vận dụng vào quá trình xử lý điểm đám mây 3D (3D Point Cloud) và rô bốt. Dù camera trên smartphone, các thiết bị gắn phía trước hay rô bốt cá nhân đều có thể được chúng tôi trang bị khả năng này trong một vài năm tới. Chúng tôi mong muốn tất cả máy tính, smartphone cho tới rô bốt đều có thể tận dụng được lợi ích từ Fyuse và khả năng nhận biết 3D trực quan." Ông chia sẻ thêm.
Để làm được, công ty đã kêu gọi đầu tư 22 triệu USD (tương đương 500 tỷ đồng) từ quỹ đầu tư toàn cầu NEA, tập đoàn đầu tư công nghệ hình ảnh máy tính Presence Capital, quỹ đầu tư 2020, Gionee và NTT DOCOMO Ventures.
Với số tiền trong tay, Fyusion đang tiến hành mở thêm 3 mảng kinh doanh cũng như mở rộng phạm vi hoạt động với các văn phòng mới tại Trung Quốc và Nhật Bản.
Công nghệ hình ảnh trực quan của Fyusion ngày càng có các tác động mạnh mẽ hơn tới mảng khách hàng doanh nghiệp cũng như người dùng cuối. Trong lĩnh vực buôn bán ô tô, công ty đang hợp tác với Cox Automotive ở Mỹ và Gulliver ở Nhật Bản. Trong mảng thương mại điện tử, Fyusion đang làm việc chặt chẽ với Walmart và các nhà bán lẻ khác trong việc trình diễn hình ảnh 3D trực tuyến. Cuối cùng, các công ty sản xuất thiết bị như Huawei, ZTE, Gionee và TCL cũng đang phối hơp với Fyusion để tạo ra hình ảnh thực tế ảo tăng cường trên smartphone Adroid.
Đối với người tiêu dùng, công ty sẽ sớm đưa công nghệ của mình vào các thiết bị hiển thị phía trước các thiết bị khác vào cuối năm 2018.
"Trong suốt hơn 12 tháng qua, chúng tôi đã thử nghiệm định dạng lặp lại nhiều lần dựa trên các phản hồi của người dùng, đồng thời xây dựng giải pháp doanh nghiệp đối. Điều này đánh dấu sự tham gia vào thị trường doanh nghiệp của Fyusion." Ông Rusu chia sẻ.
Bên cạnh đó công ty đã bắt đầu những bước đầu tiên để mang công nghệ của mình vào trong rô bốt với việc kết hợp với phòng thí nghiệm Willow Garage. "Về cơ bản, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết đối với xây dựng một định dạng riêng dành cho máy học, sau đó tiến tới việc tương thích với các thiết bị thực tế ảo tăng cường, qua đó cung cấp lớn ích mang tính dài hạn nhờ vào tính chất tự nhiên, sự tương tác và trích xuất thông tin." theo Rusu.
Với khả năng tài chính được tăng cường cùng các mối quan hệ hợp tác đã có, bước tiếp theo của Fyusion sẽ là tiếp tục phát triển công nghệ và cho phép các nhà phát triển bên thứ 3 tiếp cận nó. Thị trường của công nghệ hình ảnh tương tác là vô cùng tiềm năng đối với các nhà đầu tư và mang tính cấp thiết để tạo nên những rô bốt và công nghệ tự động hóa thế hệ mới. Việc Fyusion đưa công nghệ ra thị trường lúc này là một bước tiến đầy khôn ngoan.
Công ty hiện có hơn 50 bằng sáng chế về công nghệ hình ảnh máy tính và máy học trong khi ứng dụng dành cho người tiêu dùng có thể nhận biết mọi thứ xung quanh một cách trực quan, trở thành công nghệ cơ bản hiệu quả giúp máy móc nhận biết và hiểu được những gì chúng đang thấy.
Theo TechCrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"