Ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020 lên tiếng dọa nạt cả Amazon, Facebook và Google nhưng tha Apple, tại sao vậy?
Một nữ thượng nghị sỹ có tiếng và là người đang tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020 đã đưa ra một thông điệp bất ngờ khi muốn “răn đe” các công ty như Facebook, Google và Amazon vì cho rằng, họ đang đe dọa nền kinh tế Mỹ. Mặc dù vậy Apple lại không nằm trong tầm ngắm của bà.
*Bài viết là quan điểm của cây viết John Koetsier thuộc trang Forbes dựa trên những phân tích trong thông điệp của Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren thuộc bang Massachusetts.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren thuộc bang Massachusetts muốn "nắn gân" Amazon, Facebook và Google và hứa sẽ làm như vậy nếu bà trở thành Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử tiếp theo. Nhưng tại sao đích ngắm của bà lại không có Apple?
Apple là một trong bốn công ty thuộc bộ tứ The Big Four (GAFA). Bộ tứ này bao gồm 4 công ty công nghệ đa quốc gia là Google, Amazon, Facebook và Apple.
Tuy nhiên Warren lại không nhằm mục tiêu vào Apple sau khi tuyên bố thông điệp tranh cử. Có 5 nguyên nhân để bà không làm điều này.
Một: Apple không mua lại bất cứ công ty lớn nào
Apple không mua lại công ty lớn nào. Gần đây nhất, Apple đã mua lại một công ty tiếp thị kỹ thuật số nhỏ ở Anh và một công ty điện toán nhỏ. Nhưng Apple không phải là một công ty chuyên mua lại công ty lớn và nó cũng không tham gia sáp nhập với các công ty lớn. Thương vụ mua lại lớn nhất của Apple cho đến nay là nhà sản xuất tai nghe Beats với trị giá 3 tỷ USD.
Nói cách khác, Apple không tìm cách chiếm lĩnh thị trường thông qua việc mua lại các công ty lớn. Hãng chỉ tìm kiếm những "mảnh ghép" nhỏ nhằm đem tới những công nghệ và sản phẩm mới có giá trị của riêng hãng.
Ngược lại, Facebook đã mua WhatsApp vì WhatsApp đangphát triển nhanh hơn cả Messenger. Facebook sau đó cũng mua cả Instagran vì triển vọng của dịch vụ này có thể sẽ đe dọa sự thành công của Facebook trong tương lai.
Trong khi đó, Amazon cũng mua lại Whole Food để mở rộng sự thống trị của mình trong ngành kinh doanh trực tuyến. Google cũng táo bạo không kém khi mua lại đối thủ nguy hiểm nhất của Google Maps là Waze, một dịch vụ chỉ đường khi tham gia giao thông. Ngoài ra hãng cũng mua lại DoubleClick, một nền tảng quảng cáo để duy trì vị thế trong hệ sinh thái quảng cáo số.
Hai: Apple không phải là hãng độc quyền nhất
Apple đúng là có kiểm soát độc quyền nền tảng iOS, macOS hay iPhone. Nhưng đó không phải là công ty duy nhất độc quyền và độc quyền nhiều mảng nhất trong nhóm The Big Four. Trên thị trường di động, thị phần iPhone hay iOS của Apple vẫn khá thấp. Trong Q4/2018, chưa đến 20% tổng số smartphone bán trên thế giới là iPhone.
Để so sánh thì Amazon đang kiểm soát khoảng 50% ngành thương mại điện tử tại Mỹ. Trong khi đó Facebook cho đến nay là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới, ngoại trừ tại Trung Quốc và Nga.
Cuối cùng Google kiểm soát khoảng 93% lưu lượng tìm kiếm trên toàn cầu, cộng với phần lớn doanh thu từ quảng cáo số.
Ba: Apple đảm bảo an toàn quyền riêng tư cho người dùng tốt hơn
Tất cả các công ty thuộc nhóm GAFA đều có trong tay rất nhiều dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên Apple lại là hãng quan tâm nhiều nhất tới việc đảm bảo an toàn dữ liệu của khách hàng. Apple khác biệt so với Facebook và Google khi họ không coi "khách hàng" là người dùng và người dùng là sản phẩm.
Apple sử dụng quyển riêng tư để nhắm tới duy nhất sản phẩm quảng cáo của hãng, cụ thể như Apple Search Ads trên App Store. Apple có một chính sách bảo vệ người dùng rất rõ ràng, không mập mờ và dữ liệu riêng tư của người dùng luôn được bảo mật tối đa.
Mặt khác Facebook đã trở thành một cỗ máy thu thập dữ liệu người dùng khổng lồ. Google cũng vậy nhưng sử dụng dữ liệu ít hơn. Trong khi đó, Amazon không ngoại lệ khi dùng dữ liệu của khách hàng để tìm hiểu nhu cầu mua sắm của họ.
Trên thực tế theo chia sẻ của một cây viết thuộc trang USA Today, người này đã sử dụng GDPR để sao chép tất cả dữ liệu của anh do các gã khổng lồ Internet lưu trữ. Kết quả là Apple chỉ thu thập 9MB dữ liệu, Google là 243MB, Facebook là 881MB.
Bốn: Apple hiện là công ty sản xuất ít sản phẩm hơn cả
Trong cả bốn công ty trên, Apple là công ty có số lượng sản phẩm dịch vụ ít hơn cả. Hầu hết hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu dựa trên phần cứng, cụ thể là iPhone, MacBook,…
Công ty đang nỗ lực đa dạng hóa thêm các mảng kinh doanh khác, trong đó có dịch vụ. Như vậy sẽ thật khó để một công ty dựa vào chủ yếu một sản phẩm có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng với nền kinh tế Mỹ.
Năm: Apple không không dính líu hay kiểm soát chính trị
Facebook kiểm soát rất nhiều cuộc trò chuyện qua mạng xã hội tỷ dân. Google kiểm soát hầu hết tin tức và nội dung tìm kiếm. Trong khi đó, Amazon lại kiểm soát sức mua hàng hóa trong xã hội. Vậy còn Apple kiểm soát cái gì?
Với cộng đồng người dùng lên tới gần 2 tỷ người, Facebook dễ dàng trở thành công cụ thao túng chính trị
Rõ ràng có một mức độ khác nhau trong tác động chính trị và kinh tế của cả bốn công ty thuộc The Big Four. Ngoài việc là công ty ngàn tỷ đô đầu tiên trên thế giới và đóng góp nhiều việc làm, thuế cho nước Mỹ thì Apple không có một sức mạnh chính trị đáng kể nào.
So với Facebook và Google đều có khả năng kiểm soát các luồng thông tin chính trị thì Apple gần như khó có thể tác động đến nền chính trị của nước Mỹ.
Thông điệp của Warren muốn nhắm đến là gì?
Warren đang nhắm mục tiêu tới Google, Facebook và Amazon vì bà nghĩ rằng, đó là những công ty đang hạn chế sự đổi mới và kìm hãm cạnh tranh trong nền kinh tế Mỹ.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren thuộc bang Massachusetts, Mỹ
Bà chia sẻ: "Ngày nay, các công ty công nghệ lớn có quá nhiều quyền lực trong tay. Quyền lực đó áp đặt lên cả nền kinh tế, xã hội và nền dân chủ của chúng ta. Họ cạnh tranh khốc liệt, sử dụng thông tin cá nhân của chúng ta để kiếm lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh, họ đã vô tình làm tổn thương các doanh nghiệp nhỏ và kìm hãm sự đổi mới".
Thực tế thượng nghị sỹ Warren nhắm mục tiêu tới những công ty này vì họ là đòn bẩy quan trọng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị nước Mỹ. Trong quá khứ, chúng ta đã từng thấy vụ bê bối Nga can thiệp vào bầu cử của nước Mỹ thông qua Facebook và điều đó hoàn toàn có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Warren nhấn mạnh: "Chúng tôi phảm đảm bảo rằng Nga hoặc bất kỳ cường quốc nào không thể sử dụng Facebook hoặc bất cứ hình thức truyền thông mạng xã hội nào để tác động đến cuộc bầu cử của chúng tôi".
Còn về phía Apple, bà Warren tin rằng, họ không phải là công ty cần lưu tâm trong lúc này.
Elizabeth Ann Warren sinh tháng 6/1949 và hiện là một học giả, chính trị gia, thượng nghị sỹ của bang Massachusetts, Mỹ. Bà là thành viên của đảng Dân chủ và trước đây là một giáo sư chuyên về luật phá sản tại ĐH. Harvard.
Tháng 9/2011, bà tuyên bố ứng cử vào Thượng viện Mỹ. Warrant sau đó đã chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 6/11/2012 và trở thành nữ thượng nghị sỹ đầu tiên của bang Massachusetts.
Warren được coi là một trong những chính trị gia hàng đầu của đảng Dân chủ. Bà từng được đề cử rất nhiều lần trong cuộc đua chức danh Tổng thống Mỹ. Mặc dù từng nói không có ý định tranh cử Tổng thống nhưng mới đây, chính bà Warren khẳng định sẽ tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020.
Bà là người chỉ trích rất nhiều chính sách của Tổng thống Trump và trong chiến dịch tranh cử mới nhất, bà muốn "làm mới" nước Mỹ và xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng kinh tế tại Mỹ hiện nay.
Thảm khảo Forbes
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"