Tăng sản xuất nước tiểu và tình trạng mất nước không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.
Gần 100 năm trở lại đây, chúng ta biết rằng caffeine có tác dụng lợi tiểu. Điều này không sai. Tuy nhiên, chỉ dựa vào đó mà khuyên mọi người không nên uống cà phê hay đồ uống chứa caffeine, vào mùa hè để tránh mất nước, là hoàn toàn sai lầm.
Một số người còn nói rằng uống cà phê thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thâm hụt nước mãn tính trong cơ thể. Nó dẫn đến nhiều tình trạng như táo bón, sỏi niệu, bệnh tim mạch, tăng đường huyết và thậm chí là ung thư.
Trong khi vế sau của kết luận ấy là đúng, việc thâm hụt nước mãn tính và cấp tính trong cơ thể đều gây hại, có trường hợp sẽ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, uống cà phê thường xuyên trong thời gian dài không hề khiến cơ thể bị mất nước mạn tính.
Uống cà phê thường xuyên không hề khiến cơ thể bị mất nước
Theo định nghĩa, một thứ gì đó được gọi là thuốc lợi tiểu khi nó khiến cơ thể tăng sản xuất nước tiểu. Nếu vậy thì nước, hoặc bất kỳ loại đồ uống nào khác, được tiêu thụ với khối lượng lớn, đều sẽ trở thành thuốc lợi tiểu.
Thế nhưng, tăng sản xuất nước tiểu và tình trạng mất nước không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. Bạn có thể uống một viên thuốc lợi tiểu, nó khiến bạn mất nước. Nhưng bạn uống một cốc nước chứa một ít thuốc lợi tiểu, chưa chắc bạn đã mất nước.
Trong trường hợp bạn uống bất kể một đồ uống nào, hoạt động này cùng lúc cung cấp cả nước cho bạn hấp thụ và một phần đi vào hệ bài tiết thành nước tiểu. Tùy thuộc vào tỷ lệ nước sẽ đi vào đường bài tiết, một loại nước giải khát có thể được xếp vào loại bù nước tốt hoặc kém.
Nhưng đối với cà phê, người ta lại gọi thứ đồ uống này khiến cơ thể mất nước. Niềm tin đó đã được duy trì suốt gần 100 năm nay khiến chúng ta buộc phải truy ngược lại quá khứ của nó.
Đó là một nghiên cứu năm 1928, khi các nhà khoa học theo dõi 3 người kiêng hoàn toàn đồ uống chứa caffeine trong vòng hơn 2 tháng. Sau đó, họ cho 3 người này uống một lượng caffeine, với tỷ lệ 0,5 mg caffeine / 1kg trọng lượng cơ thể. Trung bình, đó là khoảng nửa cốc cà phê.
Kết quả khi nhận, lượng nước tiểu mà những người này bài tiết tăng đáng kể. Nó chứng minh caffeine là một chất lợi tiểu.
Đến đây, niềm tin của chúng ta bắt đầu xuất hiện, uống cà phê khiến cơ thể mất nước. Nhưng đó mới chỉ là một nửa câu chuyện.
Caffeine được chứng minh là một chất lợi tiểu từ năm 1928, nhưng uống nhiều cà phê thì không gây mất nước
Ngay trong chính nghiên cứu năm 1928 này, các nhà khoa học thực hiện thêm một thử nghiệm nữa. Thay vì cho các tình nguyện viên kiêng caffeine trong vòng hơn 2 tháng, họ sẽ được tiêu thụ thường xuyên nó trong vòng 4-5 ngày liên liên tiếp.
Kết quả nằm ngoài dự đoán, tiêu thụ caffeine thường xuyên không làm cơ thể mất nước mạn tính, bởi hiệu ứng lợi tiểu của nó đã dần bị dập tắt. Sau quãng thời gian “đào tạo” cơ thể quen dần với caffeine, các ứng viên sẽ cần hơn 1mg caffeine/ 1 kg trọng lượng mới có thể bắt đầu hiệu ứng bài tiết nhiều hơn.
Cũng phải nói rằng nghiên cứu từ gần 100 năm trước dựa trên một kích cỡ mẫu nhỏ, nghĩa là nó chưa đảm bảo tính nhân rộng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã được thực hiện lại gầy đây để xác nhận kết quả này.
Trong đó, 59 tình nguyện viên hoàn toàn khỏe mạnh được theo dõi trong 11 ngày, với các thí nghiệm thiết kế nhằm mục đích xác nhận caffeine có làm họ bị mất nước hay không.
Trong 6 ngày đầu tiên, mỗi người được tiêu thụ tới 3mg caffeine/ 1 kg trọng lượng cơ thể (tương đương uống 2-3 cốc cà phê). Giai đoạn 5 ngày tiếp theo, lượng tiêu thụ được giảm xuống ở mức 1-2 cốc mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu theo dõi sát các thông số phản ánh sự hydrat hóa của cơ thể như lượng nước tiểu sản xuất và màu sắc của nó. Kết quả là hầu hết các phép đo đều ghi nhận, tiêu thụ caffeine thường xuyên sẽ dập tắt hiệu ứng lợi tiểu, khi người sử dụng duy trì liều sử dụng hoặc chuyển xuống tiêu thụ mức thấp hơn.
Các loại đồ uống chứa caffeine không gây mất nước, nhưng chúng ta vẫn cần cảnh giác
Trong khoa học ngày nay, hiệu ứng của bất kể loại đồ uống nào lên chất lỏng trong cơ thể được đánh giá bởi sự cân bằng giữa lượng uống vào và lượng cơ thể giữ lại được. Nó được đánh giá bằng một thước đó gọi là “chỉ số hydrat hóa của đồ uống - beverage hydration index”.
Với thang đo của chỉ số hydrat hóa, các loại đồ uống giải khát có chứa caffeine như cà phê, trà, nước cola đều có hiệu quả bù nước, tương đương so với các loại nước uống thể thao thương mại có trên thị trường.
Cho nên, việc đưa ra các lời khuyên rằng uống cà phê có thể gây mất nước nhiều khi gây ra hiệu ứng ngược. Chẳng hạn như một người quá yêu thích các loại đồ uống chứa caffeine phải hạn chế lượng uống vào của họ, và dĩ nhiên hoạt động này giảm lượng bù nước.
Mặc dù vậy, cũng phải nói rằng vấn đề chúng ta đang bàn luận hoàn toàn dựa trên khía cạnh cà phê và các loại đồ uống chứa caffeine có khiến cơ thể mất nước hay không. Nó độc lập với vấn đề một số loại đồ uống dạng này chứa quá nhiều đường và không tốt cho sức khỏe.
Bởi vậy, câu trả lời cuối cùng ở đây là uống cà phê không gây mất nước mạn tính. Trên khía cạnh tối ưu hóa cân bằng chất lỏng trong cơ thể, bạn sẽ không phải lo lắng về caffeine. Tuy nhiên, hãy cân nhắc cả lượng đường có trong đồ uống của bạn.
Tham khảo Theconversation
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?