Valve thua kiện, bị tòa án Pháp yêu cầu phải cho phép người dùng bán lại game đã mua trên Steam
Một phán quyết vừa được tòa án Pháp đưa ra có thể sẽ mang tới sự thay đổi lớn tới cách thức vận hành của nền bán game trực tuyến đông người dùng nhất hiện nay trên PC – Steam.
- Apple Store đã từng thay đổi ngành công nghiệp game, chắc chắn điều đó sẽ xảy ra lần nữa
- Danh sách những công cụ và định dạng nội dung đặc biệt trên Lotus, giúp bạn sản xuất ra những nội dung hay nhất
- Tất tần tật những điều cần biết về Token Lotus: Dùng thế nào, tác dụng ra sao, làm gì để “cày” thật hiệu quả?
Một tòa án tối cao tại Pháp tuần này đã ra phán quyết đầy tranh cãi, khi yêu cầu Valve (công ty chủ quản của Steam) phải cho phép người dùng Steam được tự do bán lại các tựa game định dạng digital (kĩ thuật số) đã mua trên nền tảng này một cách hợp pháp.
Theo đó, với phán quyết này, người dùng Steam tại Châu Âu có thể thoải mái mua hoặc bán lại với người dùng khác các tựa game mình đã mua trên Steam.
Steam hiện có khoảng 1 tỷ tài khoản đăng ký, với hơn 90 triệu người dùng hoạt động tích cực hàng tháng.
Từ trước đến nay, việc mua đi - bán lại các tựa game digital trên các nền tảng như Steam, uPlay, Epic Games Store, GoG Origins trên PC, hay PSN (PS4), Xbox Live (Xbox One) là điều gần như bất khả thi. Hầu hết các nền tảng phân phối game trực tuyến này đều có một chính sách chung và nhất quán, khi không cho phép người dùng thực hiện giao dịch mua bán với người dùng khác sau khi mua game trên các nền tảng này.
Điều này trái ngược hoàn toàn với thị trường đĩa game cũ (đĩa game 2nd), vốn cho phép người có thể thoải mái "mua đi bán lại" hoặc trao đổi với các game thủ có nhu cầu mà không cần sự cho phép của nhà phát hành hay nhà phân phối.
Tại Việt Nam, việc mua bán các đĩa game PS4 cũ diễn ra rất nhộn nhịp. Điều này là không thể với các tựa game định dạng digital trên PlayStation Netrwork.
Theo Polygon, phán quyết của tòa án là một chiến thắng cho Hiệp hội người tiêu dùng tại Pháp - UFC-Que Choisir. Vào bốn năm trước, UFC-Que Choisir đã gửi đơn kiện lên tòa án tối cao thành phố Paris, cáo buộc Steam và Valve đã có những hoạt động xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng khi cấm bán lại các tựa game digital.
Valve không chấp nhận phán quyết, sẽ tiến hành kháng cáo
Về phía Valve, các luật sư của công ty này đã cố gắng tranh luận tại tòa khi lập luận, Steam là một dịch vụ cung cấp game hoạt động theo kiểu trả phí thuê bao, tương tự như Netflix ở mảng phim ảnh.
Tuy nhiên, tòa án tối cao thành phố Paris đã bác bỏ lời biện hộ này và cho rằng Steam thực chất là một nền tảng phân phối game trực tuyến, vốn cho phép người dùng được sở hữu vĩnh viễn game sau khi mua. Theo thẩm phán của tòa án tối cao Paris, việc gọi Steam là dịch vụ thuê bao là thiếu căn cứ, khi người dùng không phải trả tiền thuê bao hàng tháng để chơi một hoặc nhiều tựa game.
Theo luật pháp tại Châu Âu, tất cả hàng hóa, bao gồm phần mềm, có thể được tự do mua bán mà không cần sự cho phép của nhà sản xuất hoặc người bán ban đầu. Việc Steam và Valve cấm người dùng bán lại game đã mua là trái với luật pháp của Liên Minh Châu Âu, khi nó "cản trở dòng dảy tự do của sản phẩm kỹ thuật số", theo phán quyết của tòa án tối cao thành phố Paris.
Nhà sáng lập của Steam - ông Gaben Newell
Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí được gửi tới trang Polygon, Valve cho biết công ty sẽ tiến hành kháng cáo.
"Chúng tôi không đồng ý với quyết định của Tòa án sơ thẩm Paris và sẽ kháng cáo ", đại diện của Valve cho biết. Công ty này cũng tuyên bố, quyết định trên của tòa án sẽ không có hiệu lực đối với Steam trong thời gian vụ kiện đang được kháng cáo.
Tuy nhiên theo Polygon, nếu phán quyết của tòa được giữ nguyên trong trường hợp kháng cáo thất bại, Valve sẽ buộc phải thay đổi chính sách của Steam ở khu vực Châu Âu, hoặc đối mặt với các khoản phạt nặng.
Chính thức ra mắt vào tháng 9/2003, Steam là nền tảng phân phối game trực tuyến đầu tiên và cũng là nổi tiếng nhất trên hệ máy PC. Sau 16 năm phát triển, nền tảng này hiện có khoảng 1 tỷ tài khoản đăng ký, với hơn 90 triệu người dùng hoạt động tích cực hàng tháng.
Tham khảo Polygon
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"