Vấn đề copy: Apple có smartphone màn LCD "tai thỏ" còn muộn hơn các hãng Trung Quốc
Sự copy quá trắng trợn đã khiến Apple phải về nhì trong cuộc đua do chính mình khởi xướng.
Sau sự kiện iPhone của ngày hôm qua, các fan công nghệ có lẽ đã không khỏi bật cười khi nhận ra một sự thật thú vị: Apple chậm chân hơn các đối thủ Android tới vài tháng trong cuộc đua màn hình LCD.
Sự thật là như vậy. ASUS Zenfone 5, OPPO F7/F9/A5, Vivo X21/Y83/V9, Huawei Honor 10/Nova 3, Xiaomi Poco F1 là một vài trong số những chiếc smartphone dùng màn hình LCD tai thỏ ra mắt trước iPhone XR.
Xiaomi Pocophone F1, một trong nhiều mẫu smartphone dùng màn LCD tai thỏ trước Apple.
Điều nực cười là tất cả các mẫu điện thoại này đều không có lý do gì để phải sử dụng tai thỏ cả. Chúng không sở hữu bộ camera 3D thực thụ như chiếc iPhone X. Chúng mang "lát cắt" trên người là để gợi nhắc một cách dễ dàng tới iPhone X mà thôi.
Nhưng iPhone X lại sử dụng màn hình OLED cao cấp do Samsung sản xuất với mức giá nhập là 130 USD. Khi chạy theo thiết kế đặc trưng của Apple, để có thể nhắm vào đối tượng người dùng cấp thấp, phần lớn các hãng sản xuất Android đều chuyển sang sử dụng LCD.
Họ thậm chí còn chẳng thể lược bỏ "cái cằm" như Samsung đã thực hiện cho Apple. Muốn tạo ra một chiếc smartphone có màn hình không "cằm", các thương hiệu smartphone sẽ phải đưa chip điều khiển (controller) xuống ngay phía dưới bề mặt tấm màn thay vì xếp dọc như hiện nay.
Nghịch lý Android
Cũng bởi nhu cầu đó quá phức tạp, Samsung thu về tới 160 USD trên một chiếc iPhone X bán ra, chỉ nhờ có màn hình. Nhưng các hãng Trung Quốc thì đâu thể chạy đua cùng Apple để đặt hàng tại Hàn Quốc?
Chính bởi lẽ này, thế giới Android đã tạo ra một nghịch lý. Dù tai thỏ là kết quả của quá trình học theo Apple, các hãng Android lại tạo ra những chiếc smartphone "tai thỏ LCD" trước cả khi Apple có chiếc smartphone "tai thỏ LCD" đầu tiên.
May mắn là chiếc smartphone này của Táo vẫn có viền khá mỏng. Sức mạnh công nghệ không thể được mua bằng cách copy trắng trợn chi tiết xấu xí nhất, giả tạo nhất của tác giả mà không nghĩ đến những lợi ích bên trong.
Đến bao giờ thì các nhà sản xuất mới chịu hiểu điều này?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4