Vào thời kì Đại suy thoái, các công ty sản xuất bột mì đã in họa tiết lên bao vải để các mẹ có thể tái chế thành quần áo đẹp cho trẻ em
Một hành động cực kì nhân văn, cho thấy tình cảm giữa người và người thể hiện rõ nhất khi đang khó khăn tột cùng.
- Dùng quai vải thay túi nylon đựng nước: đây là cách bảo vệ môi trường rất đáng yêu của giới trẻ Sài Gòn
- Truyền thuyết về lụa biển - thứ vải vóc hiếm bậc nhất thế giới sắp biến mất khi chỉ còn một truyền nhân cuối cùng
- Phủ vải lên bàn phím, biến gốm thành linh kiện bên trong... Microsoft đã biến Surface Book 2 thành tác phẩm nghệ thuật như thế nào
- Xu hướng thiết kế của tương lai là phủ vải lên thiết bị điện tử - Hãy nhìn Google, Microsoft mà xem
- Phát minh ra loại vải tự làm sạch có thể dùng may đồ cho phi hành gia
Vào thời kì Đại suy thoái toàn cầu của những năm 1930, người dân phải tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí ăn ở. Chúng ta đã phải tận dụng mọi thứ có thể theo mọi cách có thể, vào thời kì đen tối nhất, chúng ta phải tìm cách để duy trì cuộc sống. Ngày nay, việc tái chế đồ từ thứ này sang thứ khác có thể là việc tiêu khiển, nhưng thời điểm đó, đó là việc phải làm.
Bức ảnh mang tính biểu tượng cho gian đoạn Đại suy thoái, bức Người mẹ Di cư do Dorothea Lange chụp năm 1936.
Khi người phụ nữ của gia đình muốn chăm sóc cho mọi người, họ phải trổ tài sáng tạo. Khi nhìn thấy những túi vải chứa bột mì lớn, suy nghĩ đầu tiên nảy lên trong đầu họ là "có thể biến túi vải kia thành những bộ trang phục đẹp, chỉ cần một bàn tay khéo léo". Họ nhìn vào cái túi bột mì, nhìn xuống tay mình và nhận ra họ có thể làm nên những tuyệt phẩm. Những bộ quần áo mới có thể tới từ những túi vải bỏ đi này.
Có thể biết đây là một gia đình lớn do họ có vải may quần áo giống nhau.
Các công ty sản xuất bột mì nhận thấy các bà mẹ đang may quần áo cho con bằng chính cái túi họ sản xuất, họ quyết định rằng chính họ cũng có thể làm nên điều khác biệt: họ thiết kế lại cái túi đựng bột mì, khiến nó trở nên đẹp đẽ hơn nhiều với các họa tiết trang trí khác nhau.
Dưới đây là một số ví dụ:
Đôi khi túi vải còn có mẫu mã đồ chơi cho trẻ em, các mẹ chỉ cần cắt theo hình là sẽ thành búp bê cho bé.
Trên bao bì hẳn phải có nhãn mác của nhà sản xuất, điều này bắt buộc phải có rồi. Để khắc phục tình trạng những bộ áo quần, những chiếc váy có cả hình ảnh công ty, các nhà sản xuất đã in chữ lên bao bột mì bằng loại mực khác, có thể dễ dàng tẩy rửa để những bộ trang phục may từ bao vải thêm phần đẹp đẽ. Họ còn in luôn cả hướng dẫn gột sạch mực trên bao vải.
"Ngâm qua đêm với nước lạnh và xà phòng. Sau đó giặt kĩ cho đến khi mực phai ra. Chà xát kĩ và nếu gần, ngâm thêm 10 phút để có lại màu trắng vốn có của vải".
Vào thời điểm khó khăn nhất, mọi người có thể chung tay góp sức để có một cuộc sống đẹp hơn. Nếu như vào mọi lúc mọi nơi chứ không chỉ lúc hoạn nạn, con người vẫn có những hành động ý nghãi giúp đỡ nhau thì cuộc sống đã tuyệt vời hơn biết mấy.
Ảnh: Kindness Blog
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI