Vật thể lớn nhất vũ trụ vừa chính thức được phát hiện: 200 triệu tỷ lần khối lượng Mặt Trời, rộng 1,3 tỷ năm ánh sáng, có thể làm lệch các phép đo thiên văn
Nó có khả năng làm méo mó các phép đo quan trọng của vũ trụ, bao gồm bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB), giá trị hằng số Hubble và thậm chí cả hình ảnh thiên văn mà các kính viễn vọng hiện đại thu nhận được.
Trong một khám phá đột phá, các nhà khoa học mới đây tuyên bố đã tìm ra Quipu, siêu cấu trúc lớn nhất từng được biết đến trong vũ trụ. Với chiều rộng hơn 1,3 tỷ năm ánh sáng và khối lượng khổng lồ tương đương 200 triệu tỷ lần Mặt Trời, Quipu không chỉ là một tập hợp thiên hà khổng lồ mà còn có thể tác động mạnh mẽ đến cách chúng ta đo lường và hiểu về vũ trụ.
Khám phá siêu cấu trúc vũ trụ lớn nhất lịch sử
Siêu cấu trúc Quipu được các nhà khoa học từ Viện Max Planck phát hiện trong khảo sát CLASSIX, sử dụng dữ liệu tia X từ các cụm thiên hà để lập bản đồ những cấu trúc lớn nhất vũ trụ. Những cụm thiên hà này chứa hàng nghìn thiên hà cùng một lượng lớn khí nóng với nhiệt độ hàng triệu độ C, tạo ra bức xạ tia X giúp các nhà nghiên cứu nhận diện được Quipu. Không giống như các cụm thiên hà thông thường, Quipu có hình dạng giống như một sợi dây dài với các nhánh nhỏ kết nối nhau, tương tự hệ thống Quipu – một công cụ đo lường cổ đại của người Inca.
![Vật thể lớn nhất vũ trụ vừa chính thức được phát hiện: 200 triệu tỷ lần khối lượng Mặt Trời, rộng 1,3 tỷ năm ánh sáng, có thể làm lệch các phép đo thiên văn- Ảnh 1. Vật thể lớn nhất vũ trụ vừa chính thức được phát hiện: 200 triệu tỷ lần khối lượng Mặt Trời, rộng 1,3 tỷ năm ánh sáng, có thể làm lệch các phép đo thiên văn- Ảnh 1.](https://genk.mediacdn.vn/139269124445442048/2025/2/9/3x9m9xuvctadaaczba4sxn-1200-80-1739089392261-173908939289549524409-1739109956590-17391099567001833489408.jpg)
Siêu cấu trúc này không chỉ đơn thuần là một vật thể lớn trong vũ trụ, mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến các phép đo quan trọng như bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB), hằng số Hubble và thấu kính hấp dẫn.
Bức xạ nền vi sóng vũ trụ – tín hiệu còn sót lại từ Vụ Nổ Lớn – có thể bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn từ các siêu cấu trúc như Quipu, tạo ra những biến động khó lọc bỏ, làm sai lệch cách chúng ta hiểu về vũ trụ sơ khai. Sự hiện diện của Quipu cũng có thể tác động đến hằng số Hubble – giá trị dùng để đo tốc độ giãn nở của vũ trụ. Khi các thiên hà không chỉ giãn nở theo sự dãn nở của vũ trụ mà còn chịu ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của các siêu cấu trúc khổng lồ, việc xác định chính xác tốc độ giãn nở trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Ngoài ra, Quipu có thể làm méo hình ảnh thiên văn bằng cách bẻ cong ánh sáng từ các vật thể xa xôi thông qua hiệu ứng thấu kính hấp dẫn, gây ra sai lệch trong các phép đo vũ trụ.
Liệu Quipu có phá vỡ các mô hình vũ trụ học?
Theo mô hình Lambda-CDM, những siêu cấu trúc như Quipu có thể hình thành tự nhiên. Tuy nhiên, việc một vật thể có kích thước khổng lồ như vậy thực sự tồn tại có thể buộc các nhà khoa học phải xem xét lại các mô hình hiện tại để giải thích cách vũ trụ phát triển. Hiện tại, Quipu chứa 45% tổng số cụm thiên hà, 30% tổng số thiên hà và 25% tổng khối lượng vũ trụ – một con số khổng lồ so với bất kỳ cấu trúc nào từng được biết đến.
Dù vậy, theo nghiên cứu, Quipu sẽ không tồn tại mãi mãi. Theo thời gian, siêu cấu trúc này sẽ dần phân tách thành những cụm nhỏ hơn và sụp đổ vào nhau do lực hấp dẫn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Pi Network bất ngờ thông báo “mở mạng”: Đồng tiền ảo từng bị Ủy ban Chứng khoán cảnh báo
“Các loại tiền kỹ thuật số như Pi không phải là chứng khoán và việc mua bán các loại tiền kỹ thuật số nêu trên của nhà đầu tư chưa được pháp luật quy định”, UBCKNN từng phát đi khuyến cáo trên.
Trung Quốc phát triển chip AI nhỏ như hạt muối: Xử lý dữ liệu ở tốc độ ánh sáng, hoàn tất trong phần nghìn tỷ giây, gần như không tốn điện