Vệ tinh gián điệp phát hiện bất thường ở dãy Himalaya, cảnh báo tai họa cho gần 1 tỉ người
Khoảng 800 triệu người phụ thuộc một phần vào dòng chảy theo mùa từ dòng sông băng ở dãy Himalaya để phục vụ tưới tiêu, thủy điện và nước sinh hoạt.
Himalaya là dãy núi có đỉnh núi cao nhất thế giới - Everest, cao 8.848m. Không những thế, nó còn là nơi có trữ lượng băng và tuyết lớn thứ ba trên thế giới, sau Nam Cực và Bắc Cực.
Tuy nhiên, Himalaya và thế giới đang đối mặt với một vấn nạn to lớn được vệ tinh gián điệp thu thập trong vòng 40 năm qua: Dòng sông băng của Himalaya đã mất hàng tỷ tấn băng.
Việc Trái Đất ấm lên khiến cho tổng 1/4 băng của Himalaya biến mất hoàn toàn từ năm 1970 đến nay. Việc băng tan không chỉ khiến Trái Đất ngày càng nóng lên, nó còn đe dọa đến nguồn cung cấp nước cho gần 1 tỉ người ở vùng hạ lưu khắp châu Á, tác giả chính Joshua Maurer tại Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia (Mỹ) cho biết.
Các nhà nghiên cứu cho hay, sự mất băng khổng lồ tại Himalaya liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.
Nhiệt độ trong khu vực đã tăng một độ C so với nhiệt độ từ năm 1975 đến năm 2000, theo dữ liệu nhiệt độ thu thập được từ các trạm mặt đất.
Vùng Sikkum, ở Nepal, được hiển thị vào năm 1975 bởi vệ tinh gián điệp KH-9 HEXAGON. Nguồn: JOSH MAURER / LDEO
Các nhà nghiên cứu đã tính toán lượng băng tan chảy có thể xảy ra do nhiệt độ ấm hơn để xác nhận rằng 1 độ thực sự đủ để tạo ra bi kịch tự nhiên cho các lớp băng trên thế giới.
Đồng tác giả Joerg Schaefer, giáo sư tại Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia cho biết, việc Trái Đất tăng 1 độ C là cả một vấn đề lớn. Vào giữa kỷ băng hà gần đây, nhiệt độ trung bình hàng năm chỉ có 3 độ C, ông nói.
// //
Cảnh báo châu Á đối mặt thảm họa kép
Theo ghi nhận của tập thể các tác giả, nếu không có vệ tính gián điệp của Mỹ - vệ tinh quân sự lục giác KH-9 Hexagon - thu thập và giải mật các hình ảnh chụp dãy Himalaya từ trên cao từ năm 1973 đến nay, thì họ khó lòng kết luận sự mất băng của Himalaya liên quan đến sự ấm lên toàn cầu.
Hình ảnh vệ tinh gián điệp KH-9 HEXAGON.
Hình ảnh được giải mật từ những vệ tinh gián điệp đó đã được chuyển thành mô hình 3D để cho thấy độ cao và kích thước của sông băng trong những năm 1970, Maurer nói.
Mô hình 3D này sau đó được so sánh với hình ảnh vệ tinh tinh vi gần đây của NASA cho thấy độ cao của băng thay đổi theo thời gian. Điều đó cho phép các nhà khoa học nghiên cứu những thay đổi của 650 sông băng lớn nhất, chiếm 55% lượng băng trong khu vực trong 40 năm qua.
Các sông băng ở dãy Himalaya được nghiên cứu ít hơn nhiều so với Greenland vì đây là một trong những khu vực nguy hiểm nhất về địa lý. Himalaya trải dài hơn 2.400km, đi qua các quốc gia Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Trung Quốc, Bhutan và Nepal.
Các tác giả cho biết, châu Á đang đối mặt với một thảm họa kép từ sóng nhiệt cực độ và băng tan từ dãy núi Himalaya.
Riêng đối với thảm họa băng tan, băng và tuyết trong khu vực Himalaya là nguồn cấp nước cho những con sông hùng vĩ của châu Á bao gồm Ấn Độ, Dương Tử và Ganga-Brahmaputra.
Băng khổng lồ tan chảy gây ra lưu lượng băng lớn gấp 1,6 lần so với sông băng ổn định, gây ra nhiều hồ băng có nguy cơ lũ lụt thảm khốc. Vào tháng 5/2012, một trận lụt như vậy đã giết chết hơn 60 người tại các ngôi làng gần Pokhara, Nepal; nó cũng phá hủy nhà cửa và cơ sở hạ tầng tại đây.
Khoảng 800 triệu người phụ thuộc một phần vào dòng chảy theo mùa từ dòng sông băng ở dãy Himalaya. Ảnh: Reuters
Nghiên cứu dày công này rất có ý nghĩa nhưng lại khiến nhiều người lo sợ thực sự. Bởi với những người dựa vào nước sông băng để làm thủy điện và tưới tiêu, việc băng tan sẽ làm mất ổn định nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống của người dân hạ lưu.
Khoảng 800 triệu người phụ thuộc một phần vào dòng chảy theo mùa từ dòng sông băng ở dãy Himalaya để phục vụ tưới tiêu, thủy điện và nước sinh hoạt.
Theo một báo cáo chính được tổng hợp gần đây bởi hơn 200 nhà nghiên cứu trong khoảng thời gian 5 năm, nếu không cắt giảm đáng kể lượng phát thải nhiên liệu hóa thạch vào năm 2100, thì dãy núi Himalaya có thể mất 66% lượng băng.
Hiện thực 40 năm qua về sông băng của Himalaya đang khiến các nhà khoa học lo lắng thực sự.
Nghiên cứu được công bố ngày hôm nay trên tạp chí Science Advances.
Bài viêt sử dụng nguồn: National Geographic
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"